Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 10 bài: Ca dao hài hước

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn văn 10 bài: Ca dao hài hước, với nội dung bài soạn ngắn gọn và chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh lớp 10 học tốt hơn môn Ngữ văn 10. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Soạn bài Ca dao hài hước mẫu 1

Câu 1:

- Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn:

Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát: Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai muốn đám cưới linh đình.

Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”.

- Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò - nhà khoai lang

Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

→ Tiếng cười của người lao động là tiếng cười tự trào (tự cười mình) là tiếng cười lạc quan yêu đời của họ. Họ đã lấy chính cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống nghèo hèn nhưng họ đã vượt lên để sống một cách lạc quan bằng cách "thi vị hóa" cuộc sống của mình.

Câu 2:

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. Thủ pháp đối lập (sức trai - khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng), ngoa dụ (sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”).

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Biện pháp nói quá, đối lập (chồng người - chồng em: người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài). Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí. Biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian (Lỗ mùi mười tám gánh lông, đêm nằm ngáy o o, đi chợ hay ăn quà, trên đầu những rác cùng rơm). Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội.

Câu 3:

- Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

  • Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
  • Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
  • Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
  • Tạo nhiều liên tưởng độc đáo

Soạn văn: Ca dao hài hước (siêu ngắn) mẫu 2

Câu 1 (Trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại - cưới xin, lễ vật xin cưới

- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.

- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

+ Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

+ Chàng trai muốn đám cưới linh đình

- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”

→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

+ Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang

+ Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

+ Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

+ Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng

+ Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

+ Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài

+ Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

+ Lỗ mùi mười tám gánh lông

+ Đêm nằm ngáy o o

+ Đi chợ hay ăn quà

+ Trên đầu những rác cùng rơm

- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

Câu 3 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

+ Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập

+ Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao

+ Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm

+ Tạo nhiều liên tưởng độc đáo

Luyện tập

Bài 1 (Trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.

- Cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cái nghèo, tỏ ra vui, thích thú trong lời thách cưới

- Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan, yêu đời.

Bài 2 (trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Một số bài ca dao hài hước:

- Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

- Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

Soạn văn: Ca dao hài hước (siêu ngắn) mẫu 3

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 1:

- Việc thách cưới và dẫn cưới ở đây rất đặc biệt:

+ Việc dẫn cưới: Chàng trai có những dự định lớn: muốn có một hôn lễ linh đình nhưng vì những lí do khách quan mà không thể thực hiện được: dẫn voi thì sợ quốc cấm, dẫn trau sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ co gân nên chàng trai quyết định “Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”. Lí lẽ này thật thông minh, hóm hỉnh.

+ Việc thách cưới: cô gái thách cưới chàng trai một “nhà khoai lang” nghe có vẻ là dễ nhưng cô gái hiểu rõ hoàn cảnh của chàng trai không thể đáp ứng nên chỉ cần một nhà khoai lang thôi cũng đủ rồi.

- Qua việc thách cưới và dẫn cưới ấy, người nông dân tự cười chính cảnh nghèo của mình. Họ không mặc cảm mà còn bằng lòng, chấp nhận cái nghèo từ đó ta càng khâm phục hơn nhân cách và quan niệm sống của họ.

- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm là nhờ các yếu tố nghệ thuật:

+ Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò,…

+ Lối nói giảm dần:

• Voi -> trâu -> bò -> chuột (chàng trai)

• Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà (cô gái)

+ Cách nói đối lập:

• Dẫn voi/ sợ quốc cấm

• Dẫn trâu/ sợ họ máu hàn

• Dẫn bò/ sợ họ co gân

• Lợn gà/ khoai lang

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bài 2, 3, 4

Không giống bài ca dao đầu tiên, bài 2, 3, 4 là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, phê phán nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở con người ta tránh những thói hư, tật xấu.

- Bài 2: Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật phóng đại cùng thủ pháp đối lập nhằm châm biếm những người đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai. Họ yếu đuối đến mức chỉ gánh được “hai hạt vừng”.

- Bài 3: Tác giả dân gian đã mượn lời than thở của người vợ để làm nổi bật, phê phán, lên án sự lười nhác, thảm hại của ông chồng vô tích sự chỉ biết “ ngồi bếp sờ đuôi con mèo”.

- Bài 4: Với nghệ thuật phóng đại tài tình, tác giả dân gian đã mang đến tiếng cười, châm biếm nhẹ nhàng với loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn nhẹ nhàng chê thứ tình yêu mù quáng, không biết sửa chữa khiếm khuyết cho nhau “chồng yêu chồng bảo…”

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao hài hước:

- Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao

- Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm ý sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Lời thách cưới của cô gái là một cách ứng xử khéo léo, thông minh. Lời thách cưới ấy không những không thể hiện sự mặc cảm về cảnh nghèo khó của nhà chàng trai mà còn tỏ ra vui vẻ, bằng lòng với cuộc sống ấy. Dù cho lời của cô gái chỉ là lời đối trong ca dao, nhưng qua đó ta thấy được vẻ đẹp của tình yêu trong sáng, không ngại khó, ngại khổ của người phụ nữ Việt, thấy được tình cảm tha thiết vượt lên vật chất của đôi nam nữ.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các câu ca dao phê phán những thói hư tật xấu:

- “Tử vi xem số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”

- “Hòn đất mà biết nói năng,

Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”.

- “Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng

Có ai lấy tớ thì khiêng tớ vào”

- “Làm trai rửa bát quét nhà,

Vợ gọi thì: Dạ, bẩm bà tôi đây!”

-“Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh”

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 10 bài: Ca dao hài hước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 10

    Xem thêm