Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Trao duyên Ngữ văn 10

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án điện tử bài Trao duyên Ngữ văn 10 do VnDoc tổng hợp là giáo án tham khảo khoa học và hữu ích cho tất cả các thầy cô giáo, giúp quý thầy có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc biên soạn giáo án. Ngoài ra, giáo án điện tử môn ngữ văn lớp 10 bài Trao duyên này còn giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm cùng nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du. Mời các thầy cô tham khảo.

Soạn văn 10 bài Trao Duyên

Bài giảng Trao duyên Ngữ văn 10

Giáo án Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10

TRAO DUYÊN

(Trích “Truyện Kiều”)

- Nguyễn Du -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:
- Nắm được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp đầy mâu thuẫn, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên, thấy được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời trao duyên đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng.

C. CÁCH THỨ TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Đó chính là tiếng lòng của Nguyễn Du, nhà thơ đã bày tỏ sự đồng cảm, thương xót với những con người tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa, đặc biệt là những người phụ nữ. Cũng giống như Đạm Tiên, Thúy Kiều cũng là một người tài hoa, đức hạnh nhưng cuộc đời lại chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Để tìm hiểu một phần bi kịch trong cuộc đời của nàng, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để hiểu hơn tâm trạng của Thúy Kiều đêm trao duyên và bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.

Hoạt động của giáo viên và học sinhYêu cầu cần đạt

? Nêu vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm?

GV: Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều,

Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liễu Dương.

Tai vạ ập đến khi gia đình Kiều bị gã bán tơ vu oan.

Vương ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn,

Kiều phải buộc bán mình chuộc cha và em.

Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh,

việc nhà xong xuôi Kiều thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

Rồi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa với Kim Trọng.

Trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân sự kiện

trao duyên trước khi Mã Giám Sinh mua Kiều.

Còn đối với Nguyễn Du,

ông đã rất tinh tế và cân nhắc khi để sự kiện

trao duyên diễn ra sau khi việc bán mình của Kiều đã xong.

Tức là khi sự đã rồi,

đó là một sự thay đổi hợp lý để nhằm diễn tả sâu hơn

về bi kịch thân phận và bi kịch tình yêu của Kiều.

I.Tìm hiểu chung

1. Vị trí

- Đoạn trích “Trao duyên” trích từ câu 723- 756

trong tác phẩm.

Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cho

cuộc đời lưu lạc đau khổ của Kiều.

II. Đọc hiểu đoạn trích

1.Đọc

2.Bố cục

Chia làm 3 phần:

- Phần 1: 12 câu thơ đầu:

Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

- Phần 2: 14 câu tiếp:

Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

- Phần 3: 8 câu cuối:

Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án - Bài giảng

    Xem thêm