Giáo án Ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Giáo án bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Ngữ văn 10
Giáo án Ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự được soạn chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em nhanh chóng nắm được vai trò của việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn tự sự. Từ đó, sử dụng thành công miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Giáo án Ngữ văn 10 bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mày
Tiết 24 Ngày soạn........................
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm và vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết, sự việc.
- Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc-hiểu các văn bản tự sự được giới thiệu trong phần văn học và các văn bản tự sự khác ngoài SGK.
- Thực hành viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm, vận dụng kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.
3. Phương tiện:
SGV, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng.
III. NỘI DUNG LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút):
Trình bày cách thức chọn sự việc và chi tiế trong bài văn tự sự?
2. Bài mới (40 phút):
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - GV chia nhóm cho HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK. - GV nhận xét, bổ sung chốt lại nội dung chính. - GV:Gọi HS đọc đoạn trích, thảo luận trả lời câu hỏi: + Văn bản trên có phải là đoạn tự sự không? + Xác định yếu tố miêu tả? Biểu cảm? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, HS tự ghi vở. Hoạt đông 2: Hướng dẫn học inh tìm hiểu quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - GV: Cho HS chọn và điền từ vào ô trống và đọc lên nguyên văn khi đã hoàn thành. - HS: Đọc và trả lời. - GV: Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự người làm chỉ cần quan sát đối tượng một cách kỹ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng được không? Tìm dẫn chứng trong văn bản? -HS: trả lời. - GV: Mời HS đọc bài tập 3 trong SGK/75 - HS: Thảo luận và trả lời trước lớp. - HS trình bày - GV: Chốt ý. Hoạt động 3: Củng cố, kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS đọc to, rõ và học thuộc. - GV: Gợi ý cho HS làm phần luyện tập. Để làm văn hay và sống đẹp cần thiết phải quan tâm đến con người và đời sống, phải lưu giữ những ấn tượng và cảm xúc trước con người và đời sống. | I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm: - Miêu tả: dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện khác làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng con người như đang hiện ra trước mắt. - Biểu cảm: bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống. 2. Miêu tả trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả: Miêu tả và biểu cảm là 2 yếu tố thường có mặt trong các bàivăn tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện được kể trở nên rõ ràng, dễ cảm nhận và có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn. 3. Căn cứ đánh giá thành công của việc miêu tả và biểu cảm trong văn tư sự: là miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự ở mức độ nào. 4. Phân tích ví dụ (SGK/73,74) a. Là đoạn tự sự vì có các yếu tố: nhân vật (chàng chăn cừu, cô gái), sự việc (một cốt truyện nhỏ), có người dẫn chuyện (nhân vật Tôi- chàng, chăn cừu). b. Miêu tả: mang lại một không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe tếng suôí reo, cỏ mọc, tiếng kêu của loài côn trùng. Có 2 người (cô chủ và chàng trai) đang thức trắng dõi theo nhìn sao. c.Biểu cảm: nỗi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình. Anh tưởng cô gái ngồi cạnh anh cũng là vẻ đẹp của ngôi sao đậu xuống vai anh và thiêm thiếp ngủ → Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật lòng người. II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự 1. Bài tập 1: Chọn và điền từ a. Liên tưởng. b. Quan sát. c. Tưởng tượng. 2. Bài tập 2: Không chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc. + Quan sát: Trong đêm… + Tưởng tượng: Cô gái… + Liên tưởng: Cuộc hành trình thầm lặng… 3. Bài tập 3: - Câu a,b, c đúng. - Câu d: không chính xác (chỉ là tiếng nói chủ quan không thể hiện tính chân thật). * Ghi nhớ: SGK/76 III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 a. HS viết theo sở thích của mình. b. - Vai trò của miêu tả và tự sự: Người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng và càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng đến kì diệu này. - Hiệu quả: được tạo nên trước mắt nhờ tình yêu cuộc sống của nhà văn nhưng hiệu quả ấy sẽ không thể nếu NV không thể hiện được khả năng quan sát, liên tưởng, tưỡng tượng tinh tế và mới mẻ khác thường. 2. Bài tập 2: HS viết theo sở thích của mình. |
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút):
- Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập 1,2 SGK/76.
- Chuẩn bị bài mới:
- Tam đại con gà.
- Nhưng nó phải bằng hai mày.
RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................