Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 55: Lập dàn ý bài văn thuyết minh được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm văn bản thuyết minh,

- Biết cách sắp xếp một dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc

b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

c /Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn thuyết minh

d/ Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh từ dàn ý đã được lập

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv cho HS quan sát clip về cuộc đời hoạt động cách mạng và nghệ thuật Hồ Chí Minh và đặt câu hỏi: để thuyết minh về chủ tịch HCM, chúng ta cần trình bày như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Gv nhận xét, gợi mở và dẫn vào bài mới:

A. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu dàn ý bài văn thuyết minh

a) Mục đích: Biết cách lập dàn ý bài văn thuyết minh

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK.

VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.

GV đặt câu hỏi:

-Nêu sở thích của cá nhân.

-Vì sao lại thích?

-Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?..

Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào?

- Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào?

- Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện?

+ Tìm ý, chọn ý phải như thế nào?

+ Thế nào là “Sắp xếp ý”?

- Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào?

(Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

– Kế hoạch cá nhân là việc trình bày nội dung và phân bố hoạt động thời gian để hoàn thành tốt công việc của cá nhân.
– Lập kế hoạch cá nhân ta cần hình dung trước các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành tốt các công việc, bỏ sót các công việc cần làm.
– Biết cách và có thói quen lập kế hoạch cá nhân là một thói quen tốt.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. . Dàn ý bài văn thuyết minh

- Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng của cá nhân đối tượng nghe được nói tới.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài

- Đề tài viết về vấn đề gì?

- Đề tài đó như thế nào?

- Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân...

2. Lập dàn ý

Thường gồm 3 phần:

A- Mở bài:

- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…)

- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).

- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).

B- Thân bài:

- Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không?

- Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy.

C- Kết bài:

- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.

- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.

Hoạt động 2: Luyện tập

a) Mục đích: HS nắm được cách lập dàn ý

b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm bài tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Luyện tập

- Mở bài:

+ Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe.

+ Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn.

- Thân bài:

+ Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon.

+ Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm.

+ Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em...

- Kết bài:

+ Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân.

+ Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,...

+ Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc...

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Trả lời

Cần chú ý:

+ Công việc em yêu thích là gì?

+ Tại sao lại yêu thích?

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

  • Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
  • Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: Vận dụng một cách khoa học những kiến thức đã học về dàn ý bài văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác làm thêm bài tập luyện tập.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu VB khác? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của GV&HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

- Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần?

- Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh ko? Vì sao?

- So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh?

- Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của VB thuyết minh?

- Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh?

- Yêu cầu đối với mở bài của VB thuyết minh?

- Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài?

- Các việc cần làm ở phần kết bài?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Yêu cầu hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh:

Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán?

Đề 2:

Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi?

HS trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

I. Dàn ý văn thuyết minh

1. Bố cục và nhiệm vụ các phần của bài văn

- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, nội dung cần đề cập.

- Thân bài: Triển khai nội dung chính của bài viết.

- Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của người viết.

" Phù hợp với VB thuyết minh. Vì VB thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn, người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,...

2. So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh

- Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài.

- Khác: ở phần kết bài.

+ VB tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết).

+ VB thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả.

3. Trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài

- Thời gian: xưa " nay.

- Không gian: xa " gần; ngoài " trong; dưới " trên,...

- Nhận thức: dễ " khó; quen " lạ.

- Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài

Xác định rõ đối tượng thuyết minh:

- Một danh nhân văn hóa.

- Một tác giả văn học.

- Một nhà khoa học.

- Một danh lam thắng cảnh.

- Một phương pháp...

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).

- Yêu cầu:

+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.

+ Thu hút được sự chú ý của người đọc

b. Thân bài

- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.

- Các bước cần làm:

+ Tìm ý, chọn ý.

+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh.

c. Kết bài

- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.

- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.

III. Luyện tập

Đề 1

Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.

- MB: Giới thiệu món đậu phụ rán.

- TB:

+ Nguyên liệu.

+ Cách chế biến.

+ Yêu cầu thành phẩm.

- KB:

+ Trở lại vấn đề.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá.

Đề 2

Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi.

- MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.)

- TB:

+ Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi.

+ Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn

- KB:

+ Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc.

+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm