Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 96

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 96: Tổng kết phần văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

LỚP 10A2, 10A3:

  • Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài.
  • Những khái niệm cơ bản về văn bản văn học.

LỚP 10A8:

  • Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài.
  • Những khái niệm cơ bản về văn bản văn học.
  • Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học khu vực và thế giới.

2. Kĩ năng: Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ, từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm văn học, từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật.So sánh giữa các bộ phận văn học ; hệ thống hóa những kiến thức đã học.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Biết yêu quí, trân trọng, gìn giữ các văn bản văn học Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Phân tích nội dung yêu nước trong một tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 10.
  • Phân tích nội dung nhân đạo trong một tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 10.

Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Hôm nay, chúng ta tiến hành tổng kết phần văn học nước ngoài và phần lí luận văn học trong chương trình Ngữ văn 10.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Câu 6:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi: Đăm Săn, Ô-đi-xê và Ra-ma-ya-na?

Hs trình bày bài chuẩn bị.

Gv nhận xét, bổ sung.

- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Đường? Nhắc lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch) và Thu hứng (Đỗ Phủ)?

- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Hai-cư?

- Nhắc lại tên các đoạn trích đã học của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa?

- Nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tác phẩm?

- Nêu những nét tính cách nổi bật của các nhân vật trong các đoạn trích Tam quốc diễn nghĩa mà em đã học?

Câu 7:

Hs ôn lại các kiến thức LLVH qua các câu hỏi:

- Những tiêu chí chủ yếu của VBVH?

- Nêu những tầng cấu trúc của VBVH?

- Nêu các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức của VBVH? VD minh họa?

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH? VD minh họa?

I. Ôn tập về các bộ sử thi

1. Đặc điểm chung

a. Chủ đề

- Hướng đến những vấn đề chung của cả cộng đồng.

- Phản ánh hiện thực đời sống và tư tưởng con người thời cổ đại.

b. Nhân vật

- Tiêu biểu cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng.

- Có sức mạnh phi thường, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm, đạo đức cao cả, đấu tranh ko mệt mỏi chinh phục thiên nhiên, chiến thắng cái ác vì chân, thiện, mĩ.

c. Ngôn ngữ

- Trang trọng.

- Hình tượng nghệ thuật với vẻ đẹp kì vĩ, mĩ lệ, huyền ảo qua trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

2. Đặc điểm riêng

a. Đăm Săn

- Khát vọng chinh phục tự nhiên, xóa bỏ những tập tục lạc hậu vì sự hùng mạnh của bộ tộc.

- Con người hành động.

b. Ô- đi- xê

- Biểu tượng sức mạnh trí tuệ, tinh thần quả cảm trong chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa.

- Khắc họa nhân vật qua hành động.

c. Ra-ma-ya-na

- Chiến đấu dũng cảm chống cái ác, cái xấu vì cái thiện, cái đẹp.

- Đề cao danh dự và bổn phận.

- Tình yêu tha thiết với con người, cuộc đời, thiên nhiên.

- Con người được miêu tả về tâm linh, tính cách. Chàng được miêu tả với cả nét tính cách của con người trần tục- mang tâm lí ghen tuông.

II. Thơ Đường và thơ Hai-cư

1. Thơ Đường

a. Nội dung

- Phong phú, đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người.

- Những đề tài quen thuộc: thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.

- Nội dung và nghệ thuật bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch):

Nội dung:+ Cảnh chia li- bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo đong đầy tâm trạng con người.

+ Tình bạn chân thành, sâu sắc và tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng của Lí Bạch.

Nghệ thuật:+ Tả cảnh ngụ tình.

+ Ngôn ngữ hàm súc, ý tại ngôn ngoại.

- Nội dung và nghệ thuật bài Thu hứng (Đỗ Phủ):

Nội dung:+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiu hắt, ảm đạm mà đày dồn nén, dữ dội, chất chứa tâm sự của tác giả.

+ Tâm trạng tác giả: lo âu cho tình hình đất nước ko ổn định; nỗi buồn nhớ quê hương; nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận.

Nghệ thuật:+ Tả cảnh ngụ tình.

+ Ngôn ngữ hàm súc.

+ Nghệ thuật đối, tạo các mối quan hệ.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ: cổ phong (cổ thể), Đường luật (cận thể).

- Ngôn ngữ: giản dị mà tinh luyện, hàm súc, giàu sức gợi.

- Thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo.

2. Thơ Hai- cư

a. Nội dung

- Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở 1 thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi được 1 cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó.

b. Nghệ thuật

- Dùng nhiều các quý đề, quý ngữ.

- Thiên về gợi, sử dụng những khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc.

- Ngôn ngữ cô đọng, cả bài chỉ trên dưới 17 âm tiết.

- Tứ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

III. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc:

1. Nghệ thuật kết cấu và khắc họa nhân vật:

- Lối kể chuyện:

+ Theo sự việc.

+ Theo kết cấu chương hồi.

- Khắc họa tính cách nhân vật: qua hành động.

2. Chân dung các nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm

* Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành:

- Trương Phi: “tuyệt dũng”.

+ Dũng cảm, cương trực, trung nghĩa.

+ Nóng nảy đến thô lỗ mà lại thận trọng, khôn ngoan.

+ Hết lòng phục thiện.

- Quan Công: “tuyệt nghĩa”.

+ Tài năng phi thường.

+ Dũng cảm, trung nghĩa.

* Đoạn trích: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng:

- Lưu Bị: “tuyệt nhân”.

+ Là bậc đại anh hùng.

+ Khôn ngoan, mưu lược.

+ Thận trọng, biết nhún nhường, kiên trì thực hiện trí lớn.

- Tào Tháo: “tuyệt gian”.

+ Là 1 đại gian hùng.

+ Rất tự tin, bản lĩnh song cũng rất tự cao, tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị nhưng bị Lưu Bị qua mặt mà ko hay.

IV. Các kiến thức LLVH

1. Những tiêu chí chủ yếu của VBVH

a. VBVH phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

b. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính hàm súc.

c. Mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và phải tuân theo những quy ước, cách thức riêng của nó.

2. Cấu trúc của VBVH

- Tầng ngôn từ.

- Tầng hình tượng.

- Tầng hàm nghĩa.

3. Các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức của VBVH

a. Các khái niệm thuộc về nội dung

- Đề tài.

- Chủ đề.

- Tư tưởng văn bản.

- Cảm hứng nghệ thuật.

b. Các khái niệm thuộc về hình thức

- Ngôn từ.

- Kết cấu.

- Thể loại.

4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH:

- Là mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau.

- Yêu cầu với 1 tác phẩm VH:

+ Nội dung tư tưởng cao đẹp.

+ Hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.

" Tác phẩm VH phải là 1 khám phá về nội dung, 1 phát minh về hình thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm