Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 83
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 83: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để làm tốt một số bài tập có liên quan.
- Phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.
- Phải tích hợp được bài dạy với những kiến thức có liên quan về văn học, tiếng Việt đã học hoặc kiến thức trong đời sống.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi nói nhất là khi viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ....
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng PCNN.
- Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những hiểu biết của em về ngôn ngữ nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Hay nói cách khác, tư duy và giao tiếp bằng ngôn ngữ là hai thuộc tính đặc thù chỉ con người mới có, nó là bằng chứng để phân biệt thế giới loài người và thế giới loài vật. Đồng thời, với hai chức năng trên, ngôn ngữ còn là công cụ để xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương (Vì vậy người ta thường nói “Văn chương là nghệ thuật ngôn từ”); công cụ lưu giữ hình tượng trong tư duy hình tượng của con người, công cụ “khuân chuyển” hình tượng từ tác phẩm sang đối tượng tiếp nhận (dạy và học trong nhà trường)… Hãy cùng tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động của GV&HS | Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Ví dụ 1: Cả Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng viết về người nông dân trước CMT8 nhưng ở mỗi tác giả lại có đặc điểm riêng. - NC: CP, Binh Chức ... cái đau về nỗi ám ảnh đói nghèo -> bị tha hóa, bần cùng rồi chết. - NTT: Chị Dậu cùng vì đói nghèo phải bán con, bán chó, bán cả sữa nhưng chị vẫn giữ được phẩm chất trong sạch. Ví dụ 2: Cùng viết về tình yêu nhưng - XD “Ông hoàng thơ tình VN” luôn là đắm say, mãnh liệt, cuồng nhiệt, háo hức như sợ tất cả sẽ tan biến mà mình chưa kịp hưởng thụ “Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. - Xuân Quỳnh: cũng yêu say đắm nhưng đó là tình yêu dịu dàng, nữ tính, dung dị, đằm thắm “Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. ? Em hiểu thế nào là tính cá thể? Tính cá thể được biểu hiện ở đâu? ?Phân biệt với tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt? Hs phát biểu thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung: + Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt: mang tính chất tự nhiên, biểu hiện ở đặc điểm riêng về giọng điệu, ngôn ngữ diễn đạt của từng người giúp chúng ta nhận biết được người này với người khác. + Tính cá thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: góp phần thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. VD cùng viết về trăng nhưng mỗi tác giả lại có một cách nhìn, cách diễn đạt khác: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá/ Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ (Xuân Diệu); Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Hồ Chí Minh);... - Trăng trong Truyện Kiều: Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai mặt một lời song song; Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao/ Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường,... Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Kĩ thuật nêu vấn đề, đặt câu hỏi Phương pháp : Thảo luận Hs thảo luận làm các bài tập. Gv nhận xét, chốt đáp án. Bài 1 (SGK tr.101) Bài 2 (SGK tr.101) Bài 3 (SGK tr.101) - rắc: hành động đáng căm giận - giết: hành vi tội ác mù quáng Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi, mà còn bày tỏ được thái độ, tình cảm của người viết. Bài 4 (SGK tr.102) | 3. Tính cá thể: a/ Ngữ liệu: Thơ viết về tình yêu của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh - “Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” (Biển – Xuân Diệu) - “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. (Tự hát – Xuân Quỳnh) - Tính cá thể là khả năng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. - Thể hiện: trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống... *Ghi nhớ SGK/ 101 1. Bài 1: Các biện pháp tu từ tạo tính hình tượng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ. VD: - So sánh: + Sóng như ngàn trưa xanh tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời. (Chế Lan Viên) + Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) - Ẩn dụ:+ Con cò ăn bãi rau răm/ Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. (ca dao) + Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) 2. Bài 2: Tính hình tượng là đặc trưng quan trọng nhất. Vì: - Nó là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể của nhà văn. Nó thể hiện đặc trưng của văn học- hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Là mục đích của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống " hình thành những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp cho người đọc. - Nó chi phối các đặc trưng khác: + Tính hình tượng được hiện thực hóa thông qua một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật (từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh,...) mà bản thân hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật này có khả năng gây cảm xúc (tính truyền cảm). + Tính hình tượng được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm mà hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật này là kết quả vận dụng ngôn ngữ cộng đồng của từng nghệ sĩ cụ thể " mang dấu ấn của cá tính sáng tạo nghệ thuật (tính cá thể). 3. Bài 3: - Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn. - Rắc, giết. 4. Bài 4: - Điểm giống nhau: + Đều lấy cảm hứng từ mùa thu. + Xây dựng thành công hình tượng mùa thu. - Khác nhau:+ Về hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa. Trong thơ Nguyễn Đình Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới. + Về cảm xúc: Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh. Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng. Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu. + Về từ ngữ: Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động. Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc. + Về nhịp điệu: Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở. Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức. " Các tác giả ở các thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau, dấu ấn cá nhân khác nhau (1 nhà thơ cổ điển, 1 nhà thơ lãng mạn). |