Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 102

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 102: Ôn tập phần làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

1. Kiến thức:

LỚP 10A2, 10A3:

  • Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
  • Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
  • Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

LỚP 10A8:

  • Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
  • Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
  • Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
  • Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
  • Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo..

2. Kĩ năng:

  • Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
  • Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
  • Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
  • Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
  • Trình bày một vấn đề.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Nghiêm túc, chủ động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần Làm văn.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách viết văn bản quảng cáo?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?

  • Trong 1 phút hãy viết tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 10.
  • Trong 1 phút hãy viết tên các phương pháp thuyết minh.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hoạt động của GV&HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Gv chia hs thành các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế văn bản?

Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?

Câu 3:

Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?

Câu 1:

a. Văn bản tự sự:

- Khái niệm: Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm.

b. Văn bản thuyết minh

- Khái niệm: Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.

c. Nghị luận

- Khái niệm: Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

d. Mối quan hệ giữa 3 loại văn bản trên:

- Tự sự: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

- Thuyết minh: có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận.

- Nghị luận: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

" việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản.

Câu 2:

- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.

- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

- Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

- Các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:

+ Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.

+ Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu).

+ Triển khai sự việc bằng các chi tiết.

Câu 3:

- Cách lập dàn ý:

+ Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì?

+ Xác định nhân vật.

+ Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,...

- Dàn ý chung:

+ MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...)

+ TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

+ KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm