Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 bài 6

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 bài 6: An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Bài giảng môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Tìm hiểu chung

1. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

- Phản ánh lịch sử một cách độc đáo: được hư cấu, khúc xạ theo quan niệm, cảm xúc của nhân dân, có xen lẫn yếu tố thần kỳ.

-Để hiểu đúng truyền thuyết, cần đặt nó trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh ra.

2. Xuất xứ tác phẩm

- Đây là văn bản “Rùa vàng” được trích trong Lĩnh Nam chích quái.

- Trình bày sự tích thành Cổ Loa, sự tích An Dương Vương lập nước Âu Lạc, sự tích Mị Châu với ngọc trai – giếng nước.

- Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc.

II. Đọc hiểu

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước

Chế nỏ:

Câu hỏi: nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống?

=> ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác của An Dương Vương.

=> Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí.

2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu

Bi kịch mất nước

Trách nhiệm của An Dương Vương

- Triệu Đà cầu hôn => hôn nhân nhằm mục đích xâm lược.

- Vua vô tình gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy => An Dương Vương không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù.

- An Dương Vương cho Trọng Thủy ở rể: vua mất cảnh giác trầm trọng, tạo điều kiện cho giặc tự do tiến sâu vào lãnh thổ

- Trọng Thủy mang nỏ thần về, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn thản nhiên đánh cờ => An Dương Vương không lo phòng bị nghiêm túc, quá ỷ lại vào vũ khí.

=> An Dương Vương chủ quan, quá lơ là cảnh giác. Ông là người đầu tiên phải gánh trách nhiệm về việc mất nước.

Trách nhiệm của Mỵ Châu

- Lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần => tiết lộ bí mật quan trọng của quốc gia.

- Rắc lông ngỗng => dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn vua cha đến bước đường cùng.

=> Mỵ Châu là một kẻ ngây thơ nhẹ dạ, không biết suy nghĩ nặng nhẹ, đem tình vợ chồng đặt lên trên nghĩa vụ đối với đất nước.

Nhân vật Mỵ Châu

- Lấy Trọng Thủy: vâng theo lời cha.

- Cho Trọng Thủy xem nỏ thần: phục tùng chồng, yêu chồng mù quáng, cả tin nhẹ dạ.

- Rắc lông ngỗng: không chịu được nỗi đau ly biệt, muốn gặp lại chồng.

Mỵ Châu ngây thơ, hết lòng yêu thương Trọng Thủy bằng một tình cảm chân thành, mãnh liệt và thiếu lý trí, không biết tình cảm đó có thể xung đột, đe dọa lợi ích quốc gia và gây ra bi kịch cho bản thân mình

Nhân vật Trọng Thủy

- Lấy cắp lẫy nỏ

- Nếu chẳng may giặc giã…

- Dẫn quân đuổi theo

=> Trọng Thủy là một tên gián điệp đích thực và đắc lực của Triệu Đà. Từ đầu đến cuối, hắn lừa dối Mỵ Châu và gây ra cái chết của cha con An Dương Vương.

- Cái chết của Trọng Thủy:

Nguyên nhân: nảy sinh tình cảm vợ chồng, không giải quyết được mâu thuẫn trong con người mình

=> Trọng Thủy là nhân vật phức tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược

=> tố cáo chiến tranh.

=> bi kịch của kẻ bị kẹt ở giữa tham vọng và tình yêu.

3. Thái độ của tác giả dân gian

* Đối với An Dương Vương

- An Dương Vương chém đầu Mỵ Châu

=> Người lãnh tụ phải vì cộng đồng mà thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù đó là con ruột của mình cái chung phải đặt lên trên cái riêng.

- An Dương Vương cầm theo sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển

=> Trong lòng nhân dân, người anh hùng dựng nước là bất tử.

* Đối với Mỵ Châu

- Rùa vàng nói: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!”

=> Đại diện cho trí tuệ và sự phán quyết mạnh mẽ của cha ông, nghiêm khắc phê phán kẻ có tội.

- Máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch

=> Nhân dân bao dung, an ủi cho tấm lòng trong trắng ngây thơ của Mỵ Châu (bị lừa dối, vô tình phạm tội).

=> Cái chung bao giờ cũng phải được đặt ở trên cái riêng, đôi khi phải hi sinh tình riêng cho cái chung.

* Đối với Trọng Thủy

- Cái chết của Trọng Thủy: hắn là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình => phải bị đền tội.

- Chi tiết ngọc trai giếng nước:

+ Hóa giải oan tình của Mỵ Châu.

+ Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thủy. Hắn cũng bị vua cha lợi dụng.

=> vẻ đẹp hòan mỹ, thể hiện sự bao dung, nhân hậu của nhân dân ta.

III. Tổng kết

Nội dung: bài học lịch sử:

- Cảnh giác với kẻ thù.

- Xử lý đúng mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà và nước, cá nhân và cộng đồng.

Nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ.

- Xây dựng nhân vật vừa phản ánh được mâu thuẫn cá nhân, vừa phản ánh mâu thuẫn giữa dân tộc với kẻ thù xâm lược.

- Xây dựng tình tiết nghệ thuật đẹp, cô đọng, hàm súc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án

    Xem thêm