Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Nhàn theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 41: Nhàn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lí có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS xem phim tài liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Em hãy cho biết nội dung đoạn phim?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

Gv dẫn dắt vào bài: Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái của xã hội phong kiến. Chính vì vậy, ông chán nản và lui về sống tại quê nhà với triết lí: “Nhàn một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu thêm về quan niệm sống của ông, bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “ Nhàn".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm “Nhàn”.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.?

Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Nhàn” (Thể thơ, bố cục, nhan đề).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)

- Quê: Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

- Đỗ trạng nguyên năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc.

- Được phong tước Trình quân công, Trình Tuyền Hầu nên thường được gọi là trạng Trình.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám tên lộng thần, vua không nghe, ông bèn cáo quan về quê dạy học.

- Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng nên ông được người đời suy tôn là Tuyết giang phu tử (Người thầy sông Tuyết) .

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều đình.

- Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

- Sự nghiệp:

+ Bạch Vân am thi tập (700 bài).

+ Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài).

2. Tác phẩm

- “Nhàn” là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.

- Thể loại: thất ngôn bát cú.

- Bố cục:

+ Đề, thực, luận, kết.

+ Vẻ đẹp cuộc sống (Câu 1, 2, 5, 6) và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ (câu 3,4,7,8).

- Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

a) Mục đích: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi; thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục vào thơ thất ngôn.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ đó cho em hiểu cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Nhóm 2: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5,6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho em hiểu gì về cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Nhóm 3: Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm của tác giả về “Dại”, “khôn” biểu hiện như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3, 4.

Nhóm 4: Phân tích quan niệm sống, vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Gv gợi ý: Vua Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bay đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương nước ấy cho làm quận thú Nam Kha, tỉnh dậy thấy mình nằm trơ khắc dưới cành hòe phía nam, bên cạnh là tổ kiến chỉ có một con kiến chúa

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp cuộc sống

* Hai câu đầu:

- Một mai, một cuốc, một cần câu:

+ Kiểu ngắt nhịp 2/2/3 cùng với việc lặp lại liên tiếp số đếm 1 ở câu thứ nhất kết hợp với các danh từ chỉ công cụ lao động đã đưa ta trở về với cuộc sống chất phác, nguyên sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn). Đồng thời, bộc lộ tâm trạng hồ hởi, tâm thế sẵn sàng với công việc của một “lão nông tri điền” đích thực.

- “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” => câu hỏi tu từ => trạng thái thảnh thơi, lựa chọn cuộc sống theo ý nguyện của riêng mình, bất chấp người đời có những lựa chọn khác mà theo họ, lựa chọn đó mới là đích đáng.

* Câu 5, 6:

- Sản vật: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

=> Cuộc sống bình dị, quê mùa, dân dã, đạm bạc, thanh cao, trở về với tự nhiên, với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm.

2. Vẻ đẹp nhân cách

* Câu 3, 4

- “Nơi vắng vẻ”: nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn.

- “Chốn lao xao”: chốn cửa quyền, con đường hoạn lộ.

- “Ta”: nhà thơ, chủ thể trữ tình; “người”: những kẻ tất bật đua chen vào chốn lao xao.

- “Dại” => tìm đến nơi vắng vẻ, nơi có thể tìm được sự tĩnh tại, thảnh thơi trong tâm hồn.

- “Khôn” => tìm đến con đường hoạn lộ, đến chốn cửa quyền, đến lợi danh.

=> Cách nói đối lập, ngược nghĩa: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại. Với ông, cái “khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên nhiên.

* Câu 7, 8

- “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” => sử dụng điển tích=> cuộc đời chẳng khác gì giấc mộng. Công danh, tiền của, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.

=> Cuộc sống nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kết quả của một trí tuệ sâu sắc, sớm nhận ra sự vô nghĩa của công danh, phú quý, dám từ bỏ nơi quyền quý để đến nơi đạm bạc mà thanh cao.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết

a) Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nhàn”,

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

III. Tổng kết.

1. Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc nho sĩ qua đó tỏ thái độ ung dung, bình thản với lối sống “an bần lạc đạo” theo quan niệm của đạo nho.

2. Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cách nói ẩn ý, nghĩa ngược, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:

GV nêu câu hỏi:

Cả bài thơ là triết lí, suy nghĩ của Bạch Vân cư sĩ về chữ Nhàn. Căn cứ vào những hiểu biết về thời đại cũng như về Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hãy cho biết do đâu mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống Nhàn?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Tìm đọc một số bài thơ trong mục Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi?

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. Một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
  • Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
  • Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên

2. Kĩ năng: Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết lí.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK;lựa chọn được cho mình một thái độ sống tích cực.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Cảnh ngày hè”? Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Giới thiệu bài mới bằng cách khái quát lại bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỉ XV – XVII (sử dụng lược đồ giới thiệu)

Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Hãy cùng tìm hiểu bài thơ Nôm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để hiểu hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

? Qua tìm hiểu tiểu dẫn cùng với những hiểu biết lịch sử của mình, trình bày những hiểu biết của em về tác giả? (con người, sự nghiệp)

Bài thơ Nhàn được rút từ tập thơ nào? Em hãy giới thiệu vài nét khái quát về văn bản.

Em hiểu thế nào là Nhàn?

- Yêu cầu: đọc diễn cảm (giọng đọc thanh thản, nhẹ nhàng, thoải mái), đúng nhịp

? Chủ đề của bài thơ? (quan niệm sống nhàn)

? Em đã bắt gặp quan niệm ấy ở bài thơ nào trong chương trình ngữ văn THCS?

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý. Từ đó em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và cuộc sống của tác giả?

Em hiểu thế nào về nơi vắng vẻ - chốn lao xao? Từ đó em hiểu thế về cách nói: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao?

? Khái niệm “dại, khôn” được nhà thơ bình luận, cắt nghĩa ra sao? Vì sao tác giả lại lựa chọn như thế? Thực chất ông có phải là người dại như ông tự nhận hay ko?

? Thái độ tác giả bộc lộ qua cách nói? (có phải là khiêm tốn, tự ti ko?)

(Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại vốn hiền lành ấy dại khôn- Bài 94)

? Biện pháp NT chủ yếu được sử dụng ở hai câu thơ? Hiệu quả?

Cho biết những hình ảnh về sự vật nào được xuất hiện. Những sự vật và hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận như thế nào về cách sống của nhà thơ?

? Chỉ ra những biện pháp NT được sử dụng trong 2 câu kết? (ngắt nhịp có sự phá cách, điển tích)

? Nhận xét gì về hình ảnh con người hiện lên ở hai câu kết?

Cả bài thơ là triết lí, suy nghĩ của Bạch Vân cư sĩ về chữ Nhàn. Căn cứ vào những hiểu biết về thời đại cũng như về Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hãy cho biết do đâu mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống Nhàn

? Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật

HS đọc SGK.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Đánh giá về thú nhàn.

Triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một phép ứng xử trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế nào về triết lí Nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại ngày nay?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình, hay Tuyết Giang phu tử.

a. Cuộc đời

- Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản

- Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại

b. Con người

- Học vấn uyên thâm

- Thanh cao, chính trực

- Nặng mối tiên ưu

c. Sự nghiệp văn học

- Bạch Vân am thi tập (700 bài) Bạch Vân quốc ngữ thi tập (~ 170 bài), ngoài ra có một số lời sấm kí lưu truyền trong dân gian

- Nội dung: với các chủ đề triết lí, giáo huấn, thế sự

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.

2. Tác phẩm

- Viết bằng chữ Nôm, thuộc Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73 - Nhan đề do người đời sau đặt

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

2.1. Bố cục

- Bốn câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

- Bốn câu sau: Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ

2.2. Chủ đề: triết lí Nhàn

+ Nhàn: Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến.

+ Chữ Nhàn trong quan niệm thời trung đại:

Nho giáo: “Nhàn” là một phương châm sống, một chuẩn tắc trong hành xử của tầng lớp Nho sĩ. “Nhàn chính là để giữ tròn thanh danh, khí tiết của bản thân trong thời trọc loạn.

Đạo giáo - Phật giáo: là một trạng thái đạt đến cảnh giới tối cao, an tịnh, siêu thoát của “hư tâm”, “tâm phật”.

→ Trong thơ trung đại Việt Nam: Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất - xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự.

→ Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bốn câu đầu: Cuộc sống hằng ngày của nhà thơ (Đề, thực)

a. Hai câu đề

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

- Câu 1: Một mai, một cuốc, một cần câu Gợi liên tưởng tới hình ảnh: Ngư - tiều – canh - mục

+ Sử dụng thủ pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu

+ Điệp từ: một

+ Nhịp thơ 2/2/3

Hình ảnh lão nông tri điền với cuộc sống đạm bạc, giản dị nơi thôn dã

- Câu 2:

+ Từ láy: thơ thẩn

+ Cụm từ: Dầu ai vui thú nào

Cuộc sống ung dung tự tại

Lối sống vui thú điền viên, an nhiên tự tại

b. Hai câu thực

- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ

+ Ta dại ↔ Người khôn

+ Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi

Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ. Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị

Nhận xét: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

2. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ (luận, kết)

a. Hai câu luận:

- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân - Hạ - Thu – Đông

- Món ăn dân dã: măng trúc, giá

- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao

phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng

Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên.

b. Hai câu kết

+ Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao

+ Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi

Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

Nhận xét

- Thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thời đại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết

- Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thời ông đang sống.

Tấm lòng nặng tiên ưu của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

III. Tổng kết

1. Về nội dung:

- Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi=> giá trị nhân văn cao đẹp.

2. Về nghệ thuật:

- Nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh

- Sự phá cách thể thơ Đường luật=> Việt hóa thơ Đường

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt

- Nhàn ở đây không phải đơn thuần do hoàn cảnh ngẫu nhiên đem đến. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm ông chủ động chọn lối sống nhàn. Sự chủ động ấy trong cuộc đời biểu hiện ở việc xin từ quan khi dâng sớ chém lộng thần không có kết quả. Dấu ấn của sự chủ động thể hiện ở việc dứt khoát chọn cho mình một cách sống riêng: “Thơ thẩn.. vui thú nào”. Sự lựa chọn cũng dứt khoát: “ta dại… lao xao”. Chủ động trong thế “ Rượu… chiêm bao”.

=> Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Nhàn theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm