Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 50: Trình bày một vấn đề được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

a/ Nhận biết: Nhận biết khái niệm về trình bày một vấn đề

Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể.

b/ Thông hiểu: Hiểu và trình bày một vấn đề phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể

c/ Vận dụng thấp: Nhận diện được cách trình bày một vấn đề

d/ Vận dụng cao: Trình bày một vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv cho Hs xem đoạn video về một bài tham luận của Hs về vấn đề kinh nghiệm học tốt môn văn trong buổi đại hội lớp.

Em hãy cho biết bài tham luận gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nhận xét về cách trình bày bản tham luận?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

Gv dẫn dắt: Việc trình bày một vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống, nó có ý nghĩa như thế nào, cần chuẩn bị những gì để việc trình bày hiệu quả....Chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó sau tiết học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

a) Mục đích: Giúp học sinh biết được tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần (I) ở SGK.

Gv hỏi: Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:

- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta bày tỏ rõ ràng, chính xác, sinh động suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình.

- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta có khả năng thuyết phục người khác hiểu, cảm thông, đồng tình với mình

- Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống

Hoạt động 2: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị

a) Mục đích: Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

- Xác định các cơ sở để chọn vấn đề trình bày?

- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề tài: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

- Nêu các ý chính mà em định trình bày về đề tài trên?

- Vấn đề mà em lựa chọn trong đề tài đó là gì?

- Em sẽ nói gì về vấn đề đó?

- Từ ví dụ trên, em hãy rút ra cách lập dàn ý cho bài trình bày một vấn đề?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

* VD: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

a. Quan niệm thế nào là an toàn giao thông?

- Không làm ảnh hưởng tới người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông .

- Đi đến nơi, về đến chốn.

b. Một số bức xúc trong quá trình tham gia giao thông hiện nay.

- Số lượng người tham gia giao thông quá đông.

- Không phải ai cũng có hiểu biết về yêu cầu tham gia giao thông như nhau (còn phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành quy định của an toàn giao thông…)

- Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo thông số kĩ thuật.

- Người tham gia giao thông không phải lúc nào, ở đâu cũng hiểu về yêu cầu.

c. Biện pháp khắc phục::

- Cần có ý thức chấp hành luật giao thông.

- Phương tiện tham gia giao thông phải thực sự đảm bảo, đúng quy định.

- Mọi người phải tự giác chấp hành luật..

II. Công việc chuẩn bị:

1. Chọn vấn đề trình bày:

- Cơ sở để lựa chọn:

+ Hiểu biết của bản thân về vấn đề.

+ Tuổi tác trình độ, nghề nghiệp của người nghe.

+ Tính hấp dẫn của vấn đề được lựa chọn.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày.

- Lập dàn ý giúp việc trình bày đúng, đủ, hàm súc, người trình bày được chủ động…

- Thao tác cụ thể:

+ Để làm sáng tỏ vấn đề cần bao nhiêu ý lớn, nhỏ, ý nào là ý trọng tâm?

+ Sắp xếp các ý theo trình tự nào?

+ Chuẩn bị câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ…

Hoạt động 3: Trình bày vấn đề

a) Mục đích: Có thể trình bày một vấn đề trước tập thể.

b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè”,

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

III. Trình bày:

1. Bắt đầu trình bày:

- Bước lên diễn đàn.

- Chào cử tọa và mọi người.

- Tự giới thiệu.

- Nêu lí do trình bày.

2. Trình bày nội dung chính:

- Nêu nội dung chính sẽ trình bày.

- Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.

- Có chuyển ý, dẫn dắt.

- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn:

- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

- Cảm ơn.

* Ghi nhớ: (sgk).

Hoạt động 4: Luyện tập

a) Mục đích: Có thể trình bày một vấn đề trước tập thể.

b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập.

Nhóm 1, 3: Làm bài tập 1

Nhóm 2, 4: Làm bài tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

IV. Luyện tập:

1. Bài 1:

- Bắt đầu trình bày:

+ “Chào các bạn. Tôi rất...”

+ “Chào các bạn. Cảm ơn...”

+ “Trước khi bắt đầu...”

- Trình bày nội dung chính:

“Giờ chúng ta...”

- Chuyển qua chủ đề khác:

+ “Đã xem...”

+ “Giờ chúng ta...”

- Tóm tắt và kết thúc:

+ “Tôi muốn kết thúc...”

+ “Giờ tôi muốn kết thúc…”

2. Bài 2:

* Lập dàn ý cho bài trình bày về đề tài: Thần tượng của tuổi học trò.

- Giải thích khái niệm: thần tượng- những người được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu mến.

- Các loại thần tượng của tuổi học trò: ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các danh nhân,...

- Tác động của thần tượng đối với tuổi học trò:

+ Tích cực:

- Làm cho đời sống tinh thần phong phú.

- Là tấm gương về đạo đức, tài năng cho các em học tập.

+ Tiêu cực: - Một số bạn biến mình thành hình bóng của thần tượng.

- Mất nhiều thời gian, tiền bạc...

- Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò:

+ Chọn thần tượng đẹp về phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự.

+ Cố gắng nỗ lực học tập các mặt tốt đó ở họ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:

GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập.

Lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
  • Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.

2. Kĩ năng:

  • Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể
  • Áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác rèn luyện cách trình bày một vấn đề trước tập thể.Giúp HS nhận thức tầm quan trọng và có ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày vấn đề trong cuộc sống.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

GV nêu vấn đề: Tổ chức trò chơi: Hãy ghi tên các vấn đề mà anh chị quan tâm hiện nay?

HS chơi nối tiếp: nhóm nào ghi được nhiều vấn đề nhóm đó thắng cuộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu tầm quan trọng của việc Trình bày một vấn đề

Gv yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu: Thuyết phục các bạn và cô giáo về tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.

Gọi 02 học sinh trình bày, thuyết phục.

Giáo viên chốt kiến thức.

II. Trình bày vấn đề

Bước 1: Trình bày vấn đề thông qua sản phẩm dự án

- Giáo viên nhắc lại yêu cầu đã giao về nhà cho các nhóm học sinh. – Gv Chia lớp thành 3 nhóm và nêu yêu cầu: Trình bày một vấn đề đang được quan tâm trong giới trẻ học đường hiện nay.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày một cách ngắn gọn vấn đề của nhóm mình. Mỗi nhóm có 2,5 phút.

- Giáo viên phát phiếu nhận xét cho từng học sinh trong lớp

- HS tích đánh giá trong 1,5 phút.

- GV Gọi 1, 2 học sinh trình căn cứ vào phiếu nhận xét, trình bày ý kiến cá nhân về 3 sản phẩm. Bên dưới, học sinh đối chiếu với nhận xét của mình.

- GV nhận xét

Gv nhắc học sinh điền thông tin cá nhân đầy đủ vào phiếu. Lớp trưởng thu lại, sau giờ học này, lớp trưởng sẽ cùng giáo viên căn cứ phiếu nhận xét này, tổng kết, đánh giá và cho điểm sản phẩm từng nhóm. Và đó cũng là điểm kiểm tra bài cũ của học sinh.

Bước 2: Rút kinh nghiệm từ sản phẩm

Gv nêu yêu cầu qua các câu hỏi:

*Câu hỏi 1: Căn cứ vào sản phẩm của nhóm đã làm, em hãy nêu cho cô các công việc cần chuẩn bị để có một bài trình bày tốt?

*Câu hỏi 2: Khi trình bày, chúng ta cần lưu ý những gì?

- Học sinh trả lời , GV yêu cầu HS khác bổ sung

- Giáo viên bổ sung một vài lưu ý và chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

- Gọi 1 học sinh tại chỗ đọc sơ đồ tư duy trên màn hình. Mời học sinh đọc phần Ghi nhớ (SGK)

GV chốt kiến thức.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Bài 2: GV đưa ra đề tài: Biểu hiện lệch lạc của giới trẻ trong vấn đề hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay.

- GV tổ chức cho cả lớp tham gia cuộc thi tiếp sức. Lớp vẫn được chia thành 3 nhóm. Thành viên các nhóm lần lượt, thật nhanh lên bảng, ghi những ý cần trình bày cho đề tài: Những biểu hiện lệch lạc trong vấn đề thần tượng của giới trẻ

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt ý theo định hướng:

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta bày tỏ rõ ràng, chính xác, sinh động suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình.

- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta có khả năng thuyết phục người khác hiểu, cảm thông, đồng tình với mình

- Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống

II. Công việc chuẩn bị

1. Chọn vấn đề trình bày

Cơ sở lựa chọn:

+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.

+ Đối tượng nghe.

+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày.

2. Lập dàn ý

a. Lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ.

- Giải thích khái niệm: Thời trang là cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội trong một thời gian nào đó.

- Chọn vấn đề: trang phục (cách mặc)

+ Ý nghĩa của trang phục.

+ Trang phục thời trang: phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân; đẹp, hiện đại, “y phục xứng kì đức” (thể hiện nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn con người).

b. Cách lập dàn ý

- Tìm ý lớn, ý nhỏ.

- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc.

- Có chuyển ý.

Biểu hiện lệch lạc của giới trẻ trong vấn đề hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay.

+ Thần tượng là gì?

+ Thế nào là hâm mộ thần tượng?

+ Những biểu hiện lệch lạc trong việc thể hiện tình cảm, lòng hâm mộ thần tượng

+ Giải pháp đưa ra để giới trẻ có nhận thức đúng, chỉnh lại những biểu hiện đó.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm