Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 97

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 97: Đề kiểm tra số 7 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10 theo hai nội dung: Đọc hiểu và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Từ đó đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cuối năm lớp 10.

Trọng tâm: cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh theo các chuẩn sau:

  • Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản.
  • Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. Làm bài nghị luận văn học: Tâm trạng người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm).

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian làm bài: 90 phút

III. KHUNG MA TRẬN

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.


(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong văn bản trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
Câu 4. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ về tình yêu đất nước.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ sau :

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng...."

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10, tập hai, tr.87, NXB Giáo dục,

Hướng dẫn chấm điểm

*Yêu cầu chung:

- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, chất văn và sáng tạo.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

*Yêu cầu cụ thể:

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

0,5

2

HS chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam :

- Mắt đen cô gái long lanh - Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung;

- Tay người như có phép tiên; Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Có thể diễn đạt cách khác nhưng phải hợp lý.

0,25

0,25

3

- Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên.
- Tác dụng: gợi ra niềm tự hào về vẻ đẹp tài hoa, khéo léo của con người Việt Nam trong lao động; làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính biểu
cảm…

Có thể diễn đạt cách khác nhưng phải hợp lý.

0,5

0,5

4

- Hình thức: đúng hình thức đoạn văn.

- Nội dung: Có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Tình yêu đất nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước? Tác dụng của lòng yêu nước? Phê phán những biểu hiện tiêu cực nào? Bài học nhận thức và hành động? Liên hệ bản thân?

1,0

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Yêu cầu về kiến thức:

- Xác định được vấn đề nghị luận: Tâm trạng người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm).

- Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Ý

Nội dung

Điểm

1.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

1,0

2.

Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ.

2.1. Tám câu thơ đầu: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

- Nỗi cô đơn của người chinh phụ được thể hiện qua nếp sinh hoạt hằng ngày tuần tự diễn ra, không thay đổi, trở thành thói quen, khiến cho mọi hoạt động trở nên máy móc, đều đặn lặp lại, gợi cảm giác tẻ nhạt, vô nghĩa, tù túng, bế tắc.

+ Một mình đi dạo hiên vắng trong tâm thế "gieo từng bước" càng làm cho không gian trở nên vắng lặng và thời gian vẫn dài dằng dặc trong từng bước chân đều đặn, âm thầm.

+ Ngồi buông rèm, cuốn rèm (rủ thác), đôi tay người chinh phụ như bị điều khiển bởi thói quen vô thức.

=> Những hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa thể hiện tâm trạng rối bời, nhung nhớ, cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.

- Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được thể hiện qua những yếu tố ngoại cảnh

+ Chim thước: là loài chim báo tin lành nhưng chẳng thấy

+ Đèn: vật vô tri không thể hiểu được tấm lòng người chinh phụ

=> Gợi nên không gian lạnh lẽo, âm u.

Sử dụng câu hỏi tu từ: "Trong rèm.....… mà thôi"=> tâm trạng bế tắc của người chinh phụ: hỏi đèn để mong muốn tìm được một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng rồi chỉ người chinh phụ tự hỏi, tự đáp, tự xót thương mình bằng giọng ai oán, ngao ngán và u uất.

2,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm