Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 37: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết: Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Thông hiểu: Nắm vững các đặc trưng cơ bản

- Vận dụng thấp: Phát hiện được ngôn ngữ sinh hoạt trong tác phẩm văn học

- Vận dụng cao: Nâng cao kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

2. Năng lực

- Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1.

- Thiết kế bài giảng.

- Giáo án điện tử

2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Hãy chỉ ra các dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong các câu ca dao sau:

- Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.

- Gần đây mà chẳng sang chơi,

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.

Sợ rằng chàng chả đi cầu,

Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi

GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.

Dấu ấn của ngôn ngữ sinh hoạt:

Cách xưng hô thân mật: mình- ta, em - chàng

- Cách dùng ngôn ngữ đối thoại: Chẳng, chả, cũng…

- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi: Yếm, ngọn mồng tơi.

- Giọng điệu: tình tứ

GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và GV dẫn dắt vào bài: Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt có mấy đặc trưng? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ hơn những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân suy nghĩ, tìm ra câu trả lời..

* Hoạt động nhóm:

- Học sinh thảo luận cặp đôi và ghi lại những thông tin cơ bản vào phần xung quanh bảng phụ.

- HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Bước 5: GV chuyển giao nhiệm vụ mới:

HS lập bảng so sánh VHDG và VH viết..

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1. Tính cụ thể

- Biểu hiện:

+ Cụ thể về địa điểm, thời gian.

+ Cụ thể về người nói, người nghe.

+ Cụ thể về mục đích giao tiếp.

+ Cụ thể về từ ngữ, cách diễn đạt.

2. Tính cảm xúc

- Biểu hiện:

+ Cảm xúc gắn với ngữ điệu của người nói/ người viết.

+ Cảm xúc thể hiện ở những hành vi kèm lời như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.

+ Cảm xúc thể hiện ở cách sử dụng các từ khẩu ngữ, từ cảm thán, câu cảm thán.

3. Tính cá thể

-Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể, bộc lộ những đặc điểm riêng của từng người về: giọng nói (cách phát âm), cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu, cách nói riêng,... biểu hiện tuổi tác, giới tính, địa phương, nghề nghiệp, cá tính, trình độ học vấn,...

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ hơn những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 3 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Làm bài tập 1/ sgk – tr 127

Nhóm 2: Làm bài tập 2/ sgk – tr 127

Nhóm 3: Làm bài tập 3/ sgk – tr127

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

III. Luyện tập:

1. Bài 1:

a. Tính cụ thể:

- Thời gian: đêm khuya.

- Không gian: Rừng núi.

- Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm phân thân để đối thoại (độc thoại nội tâm nhân vật)

b. Tính cảm xúc.

Giọng điệu thân mật có phần nũng nịu.

c. Tính cá thể.

Bộc lộ tâm hồn của 1 con người có trình độ, có vốn sống, có trách nhiệm, có niềm tin và rất giàu tình cảm.

2: Bài 2

Dấu hiệu của PCNNSH:

- Cách xưng hô thân mật: mình- ta, cô- anh

- Cách dùng ngôn ngữ đối thoại: Chăng- hỡi

- Cách dùng từ ngữ giản dị: đập đất- trồng cà, lại đây

-Giọng điệu: tình tứ

3. Bài 3:

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô- đáp, có luân phiên lượt lời nhưng được sắp xếp theo kiểu:

- Liệt kê tăng tiến: “Tù trưởng... mục”.

- Điệp ngữ: “Ai giữ”.

- Lặp mô hình cấu trúc cú pháp: ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn: Có nhịp điệu.

" Thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ sử thi.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích:Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi

Đố anh chi sắc hơn dao

Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời?

- Em ơi mắt sắc hơn dao

Bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời

Chỉ ra đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong các câu ca dao trên ?

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Đặc trưng của PCNNSH:

- Cách xưng hô thân mật: anh – em

- Hình thức đối đáp: Đố anh- Em ơi.

- Cách dùng các hình ảnh so sánh gần gũi, quen thuộc nhưng lại sâu sắc, tinh tế: chi sắc hơn dao, chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời, mắt sắc hơn dao, bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời

- Cách nói: các câu đố được cô gái đưa ra một cách trực tiếp, gặp là đố liền chứ không vòng vo. Và câu trả lời của chàng trai cũng được đáp lại trực tiếp, không rào đón trước sau.

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm vững các khái niệm: ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản.

2. Kĩ năng:

  • Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc PCNNSH.
  • Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.Biết bộc lộ thái độ, cảm xúc tự nhiên, chân thành… khi tạo lập văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của nó ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ấy.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV Hd hs tìm hiểu về ngôn ngữ sinh hoạt.

HS đọc đoạn hội thoại, yêu cầu đọc đúng giọng điệu.

- Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào?

- Các nhân vật giao tiếp là những ai?

- Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì? (Lời của các nhân vật tập trung vào vấn đề gì? Hướng tới mục đích giao tiếp ntn?)

- Từ ngữ và câu văn trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì?

Tương tự ngữ liệu 1, phân tích biểu hiện ngôn ngữ sinh hoạt?

?Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?

Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?

Học sinh đọc ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Học sinh làm bài tập SGK

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

Bài 1: Lựa chọn phương án đúng.

1.Trong các HĐGT sau, hoạt động nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Hai người bạn tâm sự với nhau.

B. Bài giảng của cô giáo trên lớp.

C . Lời chàng trai, cô gái trong bài ca dao “Thách cưới”

D. ý kiến phát biểu xây dựng bài của học sinh.

2. Nhận xét nào sau đây không đúng với ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Ngôn ngữ được sử dụng tự do thoải mái.

B. Sử dụng từ tiếng lóng, từ địa phương, từ chuyên biệt.

C. Ngôn ngữ được lựa chọn, gọt giũa, không dùng từ địa phương, từ tiếng lóng.

D. Câu sử dụng tự do thoải mái, đôi khi không tuân theo quy tắc ngữ pháp.

(HS hoạt động nhóm)

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Viết 1 đoạn văn bản sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt.

I/ Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm

a. Khảo sát ngữ liệu

*Ngữ liệu 1: SGK trang 113

- Hoàn cảnh giao tiếp: buổi trưa, tại khu tập thể X, Lan và Hùng gọi Hương đi học.

- Nhân vật giao tiếp: Lan, Hùng, Hương, bố mẹ Hương.

- Nội dung và mục đích: gọi Hương đi học.

- Hình thức: Gọi – đáp.

- Ngôn ngữ:

+ Từ: ơi, đi, à, chứ...Từ hô gọi, tình thái.

+ Chúng mày, lạch bà lạch bạch…Từ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ.

+ Câu ngắn, câu tỉnh lược, cảm thán đặc biệt…

-> Gắn với đời sống sinh hoạt.

* Ngữ liệu 2

- Hoàn cảnh giao tiếp: Chí Phèo say rượu, xách dao đến nhà Bá Kiến

- Nội dung – Mục đích giao tiếp: Đòi lương thiện.

- Ngôn ngữ:

+Xưng hô: Tao, mày-> coi thường.

+ Thái độ: Thách thức, đe dọa, kiêu ngạo, tự hào.

+ câu: Cảm thán, câu đơn, câu hỏi...

-> Gắn với đời sống sinh hoạt.

b. Khái niệm:

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:

- Dạng nói (chủ yếu): độc thoại, đối thoại.

- Dạng viết: nhật ký, hồi ức cá nhân, thư từ.

+ Trong tác phẩm văn học, dạng lời nói tái hiện -> ngôn ngữ đã được gọt giũa theo ý định chủ quan của người sáng tạo.

*KL: Ghi nhớ SGK/ 114

Bài 1.

Đáp án: 1. B, D.

2. C

Bài 3 a-

“Chẳng mất tiền mua”- Tài sản chung cộng đồng.

- Lựa lời: Nhấn mạnh đến khía cạnh lựa chọn, có trách nhiệm với lời nói.

“Vừa lòng nhau” – Tôn trọng người nghe, không a dua.

-> Nói thận trọng, có văn hoá.

* Vàng, chuông-> là vật chất, kiểm tra dễ dàng.

Người ngoan-> chỉ phẩm chất, năng lực- trừu tượng

-> Muốn hiểu phải có thời gian và bằng nhiều cách. Một trong những cách là Thử lời: Tức qua lời nói, biết được trình độ, nhân cách, quan hệ của người giao tiếp.

* Lưu ý:

- Khi giao tiếp phải sử dụng đúng NNSH.

- Ngôn ngữ sử dụng phải có suy nghĩ bởi nó thể hiện trình độ, con người của nhân vật giao tiếp.

Bài 3 b-

-Nhân vật gt: Ông Năm Hiên nói chuyện với dân làng.

- Xác định thời gian đi: sáng sớm hôm sau

- Thái độ của người nói: Gieo niềm tin cho dân làng

- Từ ngữ: Sử dụng từ địa phương

HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm