Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Bài tập làm văn số 2 theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 20: Bài tập làm văn số 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. Mục đích

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự

- Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản và bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng viết văn tự sự

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

3. Thái độ, phẩm chất:

- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

II. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc hiểu

Số câu

1

0

4

5

Số điểm

0,5

2,5

3

Tỉ lệ

6%

0%

24%

30%

II. Tập làm văn

Viết bài văn tự sự

Số câu

0

01

01

Số điểm

0

7

7

Tỉ lệ

0%

70%

70%

Tổng cộng

Số câu

1

0

0

5

6

Số điểm

0,5

0

2,5

7

10

Tỉ lệ

6%

0%

24%

70%

100%

III. THIẾT LẬP ĐỀ THI

1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5.

"...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...."

(Trích Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật được dùng để viết đoạn thơ? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (0.5 điểm)

Câu 4: Đoạn thơ khẳng định những giá trị gì của "hạt gạo làng ta"? (0.5 điểm)

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày cảm nhận của em về "hạt gạo làng ta" trong đoạn thơ trên? (1.0 điểm)

2. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Đề bài: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó (7 điểm)

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

câu

Nội dung

Điểm

1

1

Hai phương thức biểu đạt của đoạn thơ:

Tự sự

Miêu tả

(0,5)

2

Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ trên là: Cua ngoi lên bờ > < Mẹ em xuống cấy

(0.5)

3

- Biện pháp tu từ so sánh: Nước như ai nấu.

- Lột tả cái nóng của nước ruộng trưa hè, cái khắc nghiệt của thời tiết, nỗi vất vả của mẹ

(0.5)

4

Hạt gạo kết tinh của ngọt ngào quê hương, những vất vả, cơ cực của con người (giá trị vật chất và tinh thần).

(0.5)

5

HS có cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp lí. Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có nội dung theo hướng: nỗi cơ cực vất vả của người lao động và thái độ trân trọng thành quả lao động của họ.

(1.0)

2

MB

Giới thiệu chung về cốt truyện và dẫn dắt vào sự kiện: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu

1,0

TB

Kể lại chuyện Trọng Thủy gặp Mị Châu dưới thủy cung: Chú ý lời thoại giữa hai nhân vật, hành động, cử chỉ, điệu bộ, thái độ...

* Chú ý: Sử dụng ngôi xưng khi kể chuyện, sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm với các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng...

Phát huy sự sáng tạo trong bài viết

5,0

KB

Kết thúc câu chuyện và quan điểm của người kể chuyện

1,0

*Lưu ý chung:

  1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

  • Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình ngữ văn lớp 10 theo hai nội dung: đọc hiểu, làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh từ tuần 1-6.
  • Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là các kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôi kể. Ôn tập, củng cố kiến thức về kiểu bài tự sự.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn. Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất

  • Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo.
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi hành văn.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian: 90 phút

Câu 1(2đ):

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như tivi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

  1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
  2. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha?
  3. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

Câu 2 (8đ): Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1(2đ)

a. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

0,5

b. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

0,5

c. - Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, quy định về số dòng, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau làm nổi bật chủ đề chung.

- Yêu cầu nội dung: thí sinh có thể trình bày tự do, sáng tạo nhưng phải phù hợp với yêu cầu của đề bài: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách.

0,25

0,75

Câu 2 (8đ)

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Bài văn có đủ ba phần, có hình thức và nội dung.

- Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng phải hợp lí. Dưới đây là những gợi ý:

1. Mở bài:

- Sau khi chôn cất Mị Châu, Trọng Thủy ngày đêm ân hận, tự giày vò bản thân.

- Một hôm, khi đi tắm, Trọng Thủy tưởng như thấy Mị Châu ở dưới giếng nên đã lao đầu xuống giếng mà chết.

1,0

2. Thân bài:

a. Hành trình tìm gặp Mị Châu của Trọng Thủy:

- Dưới âm phủ:

+ Thành khẩn hối hận, cam tâm chịu mọi hình phạt đau đớn.

+ Mong được đặc ân xuống thủy cung gặp lại Mị Châu.

+ Được Diêm Vương chấp nhận.

- Xuống thủy cung:

+ Cảnh vật thiên nhiên: san hô, muôn loài tôm cá, ngọc trai,.. lung linh đẹp đẽ, qúy giá.

+ Cảnh lâu đài tráng lệ, quân lính trang nghiêm- nơi Mị Châu ở.

" Trọng Thủy cầu xin quân lính cho được gặp nàng.

b. Cuộc gặp gỡ của Mị Châu và Trọng Thủy:

- Cách 1:

+ Mị Châu nặng lời phê phán, đoạn tuyệt với Trọng Thủy.

+ Trọng Thủy bày tỏ sự hối hận muộn màng, cầu xin nàng tha thứ nhưng vẫn không lay chuyển được nàng.

+ Lâu đài tan biến, hồn Trọng Thủy bơ phờ, mờ dần, tan trong dòng nước xanh.

3,0

3,0

- Cách 2:

+ Hai người tỏ ý ân hận về những sai lầm của mình.

+ Cùng nhau cố quên quá khứ, hướng đến cuộc sống yên bình, không vướng bận chuyện trần gian.

- Cách 3:

+ Mị Châu phân tích rõ mọi lẽ đúng sai.

+ Trọng Thủy tỏ ý ân hận, muốn nối lại duyên xưa.

+ Tuy còn tình yêu nhưng Mị Châu không chấp nhận, muốn đem tình “cầm sắt đổi ra cầm kì”

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của mình theo các cách kết thúc trên.

1,0

Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.

- HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.

- Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Bài tập làm văn số 2 theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDocđã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm