Giáo án Ngữ văn 10 bài: Bài tập làm văn số 3 theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 33: Bài tập làm văn số 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512
A. Mục đích kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra: bài viết số 3
+ Đối tượng: HS k10
+ Hình thức tổ chức: HS viết bài ở nhà
- Đề ra đảm bảo:
+ Kiến thức: Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội
+ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận
+ Thái độ: Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
+ Năng lực: giúp HS hình thành năng lực giải quyết tình huống, sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ và tạo lập văn bản
B. Khung ma trận đề thi
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn bản. -Tiêu chí: +Dài khoảng 200 chữ. + Nội dung đề cập những vấn đề gần gũi, phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh. | - Nhận biết: + phương thức biểu đạt của văn bản. + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + 4 biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. | - Khái quát được chủ đề, nội dung…của văn bản. - Hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. - Hiểu được nghĩa của từ, câu, hình ảnh… trong văn bản - Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. | - Nhận xét, đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm… của tác giả trong văn bản. - Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rút ra bài học cuộc sống từ văn bản. - Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản | ||
Số câu | 01 | 02 | 01 |
| 04 |
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 1,0 |
| 3,0 |
Tỉ lệ | 5% | 15% | 10% |
| 30% |
II. Tạo lập văn bản | Viết bài văn nghị luận xã hội | ||||
Số câu |
|
| 0 | 01 | 01 |
Số điểm |
|
| 0 | 7 | 7 |
Tỉ lệ |
|
| 0% | 100% | 100% |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Số câu | 01 | 02 | 01 | 01 | 05 |
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 1,0 | 7,0 | 10 |
Tỉ lệ | 0,5% | 15% | 10% | 70% | 100% |
C. Biên soạn đề kiểm tra
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ
Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.
Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:
Con thấy chuyến đi như thế nào?
Rất thú vị cha ạ!
Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:
Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?
Vâng, có!
Vậy con đã học được những gì nào?
Cậu con trai trả lời:
Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.
Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.
Cậu bé nói tiếp:
Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!
(Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 đ)
Câu 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật tương phản lời nói của cậu con trai: "Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời." (1,0 đ)
Câu 3: Vì sao người cha lại « nín lặng không nói được gì » sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai? (0,5đ)
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị thông qua câu chuyện trên? (1,0đ)
Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1:(7đ) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
D. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung |
|
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: tự sự/ Phương thức tự sự | 0,5 | |
2 | + Đối lập tương phản: tài sản của cha con cậu bé tưởng là nhiều nhưng lại là ít và tài sản của những người dân nghèo tưởng là thiếu thốn nhưng lại là nhiều trong cái nhìn của cậu bé. + Tác dụng: làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của gia đình cậu bé với những người nghèo khổ, từ đó cho thấy một thái độ sống, một cách nhìn khác về sự giàu - nghèo trong xã hội. | 1,0 | |
3 | Người cha lại « nín lặng không nói được gì » sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai, vì mục đích ban đầu của ông là muốn cho con trai thấy nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao nhưng hóa ra, con trai ông lại giúp ông nhận ra không phải người ta nghèo khổ mà cha con ông mới là người nghèo khổ. | 0,5 | |
4 | Học sinh rút ra được một trong những bài học sau: - Cần nhìn nhận cuộc sống bằng thái độ tích cực, lạc quan, yêu đời và cả sự hài hước, dí dỏm. - Sự giàu nghèo trong cuộc sống chỉ mang tính chất tương đối. Điều đáng quý đối với cuộc sống con người không phải là sự giàu có về vật chất mà là sự giàu có về tinh thần. - Sự nghèo khổ về vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn… | 1,0 | |
II |
| TẠO LẬP VĂN BẢN | 7,0 |
1 | Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. |
| |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn trích; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận | 0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,5 | ||
c. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng |
| ||
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách Sau đây là một số gợi ý tham khảo: - Giới thiệu khái quát câu chuyện. - HS rút ra một trong những ý nghĩa sau hoặc có những cách kiến giải khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục: P/a 1: + Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của chúng ta. Nếu nhìn đời bằng thái độ lạc quan, yêu đời, bằng tấm lòng nhân hậu, chúng ta sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp và đầy ý nghĩa. P/a 2: + Không nên có cái nhìn kì thị, phân biệt giàu nghèo trong xã hội, cũng đừng tự than trách cuộc sống của mình, những người có điều kiện vật chất đầy đủ tiện nghi chưa chắc đã có hạnh phúc, có niềm vui. P/a 3: + Bạn có thể có tất cả những gì bạn muốn ( tình yêu, bạn bè, gia đình, sức khỏe ...) nhưng nếu tinh thần nghèo nàn bạn sẽ không có gì cả. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Cuộc sống luôn chứa đựng những điều thú vị. Nếu biết cách nhìn nhận cuộc sống đúng đắn, tích cực chúng ta sẽ tự tạo cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc. + Hãy bồi đắp cho đời sống tâm hồn ngày một phong phú, rộng mở, sống chan hòa yêu thương với mọi người để cuộc đời tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. + Phê phán những người có tâm hồn cằn cỗi, nghèo nàn, chỉ lo làm giàu về vật chất, tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống... - Rút ra bài học cho bản thân. Kết bài: Khái quát lại vấn đề | 5,0 | ||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. | 0,5 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. | 0,5 |
Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận kiểu bài tự sự.
- Tích hợp kiến thức của tuần: 6-7-8-9.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp biểu cảm, miêu tả.
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung.
3. Tư duy, phẩm chất, thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn, chăm chỉ làm bài.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận, học sinh làm ở nhà.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: HS làm ở nhà
Đề: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh/chị về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đáp án | Điểm | |
Đề: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh/chị về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất. | 10 | |
a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng | ||
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: | ||
A. Mở bài - Nêu được vấn đề cần nghị luận + Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất .. ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.. + Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.. | 1,0 đ | |
B. Thân bài: - Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên | 2,0 đ | |
- Kể về kỉ niệm: diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện | 2,0 đ | |
- Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc , ấn tượng khó quên trong cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó) | 2,0 đ | |
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể | 2,0 đ | |
C. Kết bài: - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế. | 1,0 đ | |
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. |
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
- Điểm 7- 8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề.
- Điểm 3 - 4: Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy
- Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế
- Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng
-----------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Bài tập làm văn số 3 theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.