Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 36

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 36: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm vững một số đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ.
  • Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh và kiểm tra kết hợp trong giờ.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Ở tiết trước chúng ta đã được biết về các thành phần và các giai đoạn phát triển, những đặc điểm lớn về nội dung của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Vậy VH trung đại VN có những đặc điểm gì về nghệ thuật, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 3 của bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV Hd hs tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của VH trung đại VN.

- Thế nào là tính quy phạm? Biểu hiện của nó? Nêu tên các tác giả và các tác phẩm của họ có sự phá vỡ tính quy phạm?

- Em hiểu thế nào là “trang nhã” và “bình dị”?

- Các biểu hiện của khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị? VD?

Gv lưu ý thêm:

+ Xu hướng trang nhã có chủ yếu trong VH chữ Hán.

+ Xu hướng bình dị xuất hiện chủ yếu trong VH chữ Nôm.

- VHTĐ chủ yếu tiếp thu tinh hoa VH nước nào?

- Nêu những mặt tiếp thu VH nước ngoài của VHTĐVN?

- Biểu hiện của quá trình dân tộc hoá hình thức VH dân tộc?

GV Hd hs tổng kết.

Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ- sgk.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại ?

HS thảo luận, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX

1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm

- Tính quy phạm:là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu (quy phạm: cung cách chuẩn mực cần phải tuân thủ, làm theo).

" Là đặc điểm nổi bật của VHTĐ.

- Biểu hiện:

+ Quan niệm VH: coi trọng mục đích giáo huấn của VH, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”.

+ Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức.

+ Thể loại văn học: có sự quy định chặt chẽ ở từng thể loại.

+ Thi liệu:sử dụng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu quen thuộc.

+ Thiên về tượng trưng, ước lệ.

- Sự phá vỡ tính quy phạm: là sự sáng tạo, phát huy cá tính sáng tạo về cả nội dung và hình thức biểu hiện vượt ra ngoài những quy định trên.

VD: Các tác giả ưu tú có sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Trãi (thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, sáng tạo về đề tài), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

- Trang nhã: trang trọng, tao nhã" vẻ đẹp lịch lãm, thanh cao.

- Bình dị: bình thường và giản dị.

- Khuynh hướng trang nhã:

+ Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn cái bình thường, giản dị.

VD: Chí lớn của người quân tử, đạo của thánh hiền,...

+ Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đơn sơ, mộc mạc.

VD: Hình tượng thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng, trang trọng, đài các (tùng, cúc, trúc, mai)...

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ.

VD: Chỉ cái chết, các tác giả dùng “lời lời châu ngọc” để diễn tả- “gãy cành thiên hương”, “nát thân bồ liễu”, “ngậm cười chín suối”,...

- Xu hướng bình dị:

VH ngày càng gắn bó với đời sống hiện thực:

+ Đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật: lấy từ đời sống tự nhiên, giản dị.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao, tục ngữ,...

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài

- Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc:

+ Ngôn ngữ: chữ Hán.

+ Thể loại: thơ cổ phong, thơ Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi,...

+ Thi liệu: điển cố, thi liệu Hán học.

- Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:

+ Ngôn ngữ: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm và sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân lao động.

+ Thể loại: Việt hoá thơ Đường luật và sáng tạo các thể thơ dân tộc.

Từ những đặc điểm về nghệ thuật của văn học trung đại cần nắm được.

+ Nhiều tác phẩm văn học trung đại mang tính chức năng (xã hội tôn giáo tư tưởng). Tác phẩm văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với tư tưởng, văn hóa… vì vậy phải tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá.

+ Phải hiểu và thấy được cái hay cái đẹp của các điển tích điển cố được sử dụng trong tác phẩm. Hiểu được những ước lệ, tượng trưng, tính chất hàm súc của tác phẩm

Đánh giá bài viết
1 998
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thêm