Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 95

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 95: Tổng kết phần văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

LỚP 10A2, 10A3: Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.

LỚP 10A8:

  • Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.
  • Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

2. Kĩ năng: Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ, từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm văn học, từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật.So sánh giữa các bộ phận văn học ; hệ thống hóa những kiến thức đã học.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Biết yêu quí, trân trọng, gìn giữ các văn bản văn học Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

*Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn

- Trong 1 phút hãy viết tên các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 10, kỳ 2.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Câu 4.c. - SGK

Tác giả

T/ phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

1. Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài

Bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của con người thời Trần có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A.

- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.

- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao kì vĩ, biện pháp so sánh phóng đại.

2. Nguyễn Trãi

Bảo kính cảnh giới số 43.

- Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè sinh động và tràn đầy sức sống.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

- Cách ngắt nhịp 3/4.

- Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, biểu cảm.

3. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nhàn

Triết lí sống “nhàn” của tác giả:

- Sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

- Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.

- Đối chỉnh.

- Hình ảnh thơ giản dị, biểu cảm.

4. Nguyễn Du.

Độc Tiểu Thanh kí.

- Xót xa, thương cảm cho nàng Tiểu Thanh cũng như bao người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

- Suy nghĩ về số phận của những người tài hoa, tài tử, Nguyễn Du đặt vấn đề quyền sống, yêu cầu phải trân trọng những người nghệ sĩ- người sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần.

- Tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm.

" Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

- Ngôn ngữ hàm súc, tinh tế.

- Sự phá cách khuôn mẫu thơ Đường luật.

5. Đỗ Pháp Thuận.

Quốc tộ.

- Tâm trạng phơi phới niềm vui, tự hào, lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước.

- Khẳng định đường lối trị nước: thuận theo tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” để đất nước ko còn nạn đao binh.

" Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu chuộng hòa bình.

- So sánh độc đáo.

- Ngôn ngữ hàm súc.

6. Mãn Giác thiền sư.

Cáo tật thị chúng.

- Từ quy luật vận đọng đối lập của thiên nhiên và đời người, tác giả thể hiện ý thức cao về ý nghĩa, giá trị sự sống người.

- Niềm tin vào sự sống bất diệt, lòng lạc quan, yêu đời của tác giả.

- Thể kệ.

- Ngôn ngữ hàm súc, uyên thâm.

7. Nguyễn Trung Ngạn.

Quy hứng.

- Những hình ảnh dân dã quen thuộc của làng quê qua nỗi nhớ quê rất cụ thể, da diết, chân thành.

- Lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc.

- Hình ảnh thơ bình dị, dân dã.

- Biện pháp đối lập.

8. Trương Hán Siêu.

Phú sông Bạch Đằng.

- Khung cảnh thiên nhiên Bạch Đằng- danh thắng lịch sử- hiện lên chân thực, sinh động thông qua cách nhìn, miêu tả của nhân vật “khách” và lời kể của các bô lão.

- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Tư tưởng nhân văn cao đẹp: đề cao vai trò, vị trí của con người.

- Là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐ:

+ Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn.

+ Bố cục chặt chẽ.

+ Hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát triết lí.

+ Ngôn ngữ trang trọng, hào sảng, lắng đọng, gợi cảm.

9. Nguyễn Trãi.

Bình Ngô đại cáo.

Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2:

- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc.

- Tố cáo tội ác của kẻ thù.

- Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng.

- Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

- Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình.

- Mang đậm cảm hứng anh hùng ca.

" Là áng “thiên cổ hùng văn”.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm