Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trả bài viết tập làm văn số 2 theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 32: Trả bài viết tập làm văn số 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

- Tên bài học: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

- Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

- Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học, bài kiểm tra của HS

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học: Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự; văn nghị luận

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học.

Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự

- Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản và bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian

Kĩ năng:

- Kĩ năng viết văn tự sự

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

Thái độ, phẩm chất:

- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...

Phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chiếu một vài hình ảnh về đền Cổ Loa và nơi thờ công chúa Mị Châu ngày nay.

Yêu cầu HS xem tranh đoán tên tác phẩm

Nhóm nào đoán đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.

GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

- Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã được viết bài văn tự sự. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động 2: Luyện tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn.

- Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình.

- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý ‎, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.

I. Sửa chữa bài làm:

1. Yêu cầu.

- Đề bài yêu cầu tạo lập văn bản tự sự có sự chuyển đổi ngôi kể (kể lại nội dung đoạn trích với ngôi kể là nhân vật Mị Châu

- Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.

- Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ.

2. Lập dàn ý:

- Mị Châu giới thiệu được về mình và kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân vì nền hòa bình của hai nước.

- Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng: tâm trạng cả tin khi tiết lộ bí mật nỏ thần, sự nhớ nhung đợi chờ khi xa chồng và nỗi lo lắng khi nhớ tới lời chồng dặn.

- Câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia và niềm đau xót khi phải cùng cha chạy trốn.

- Sự thức tỉnh theo tiếng thét của rùa vàng: Hiểu mình đã là nạn nhân của âm mưu chiến tranh thôn tính, không còn cơ hội để làm lại, chấp nhận cái chết vì tội lỗi với gia đình, đất nước quê hương, nhưng vẫn khẳng định tình cảm và tâm hồn trong sáng của mình qua lời nguyền.

Hoạt động 3: Vận dụng

Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn tự sự

Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn.

- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu

- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi

- Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyết điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn tự sự

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn tự sự

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức

II. Nhận xét về ưu khuyết điểm.

1. Ưu điểm:

- Một số bài viết khi nhập vai nhân vật người kể chuyện đã tái hiện được nỗi lòng của nhân vật

- Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.

2. Khuyết điểm:

- Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.

- Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.

3. Đọc bài làm tốt.

4. Trả bài:

- Tiếp thu ý kiến của HS.

- Chỉnh sửa (nếu có)

Hoạt động 4: Mở rộng

B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)

Sưu tầm những bài kể chuyện tưởng tượng mình là Mị Châu, kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy theo cách kết thúc truyện khác nhau để làm tư liệu học tập.

B2: HS làm bài tập ở nhà

B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nhận rõ những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

2. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài theo đúng yêu cầu về thể loại, nội dung, tư liệu.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Các em đã làm bài văn số 2. Để giúp các em nắm được kết quả của bài văn số 2 và nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, chúng ta đi vào bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Gv yêu cầu hsinh nhắc lại đề bài.

GV cùng HS chữa phần đọc hiểu, xây dựng dàn ý cho phần làm văn.

Dựa vào phần trên yêu cầu học sinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình.

GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS .

Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết

* GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp.

* GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục.

* Ví dụ một số bài viết:

- Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu:

+ 10A2: Thanh, Trung, Tuân…

+ 10A3: Hiếu, Thanh, Tiến…

+10A8: Vịnh, Nam, Trường…

- Sai chính tả:

Mị Trâu => Mị Châu

- Dùng từ sai:

An Diêm Vương =>An Dương Vương

- Bài viết sơ sài, tưởng tượng chưa hợp lí

+ 10A2: Thành, Tuân, Trung…

+ 10A3: Trường, Tân, Quảng…

+10A8: Trâm, Hiếu, Bắc…

GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh => tuyên dương + hsinh học tập.

+ 10A2: Cường

+ 10A3: Huyền Anh

+ 10A8: Thu Hà

Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi.

GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh.

A. Đề bài

I. Tìm hiểu đề:

II. Lập dàn ý

(Giáo án Tiết 19-20)

B. Nhận xét

I. Ưu điểm.

- Câu 1 (đọc hiểu): Phần lớn các em làm chính xác.

- Câu 2 (làm văn): Một số em có bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng; hành văn lưu loát; cốt truyện hấp dẫn; biết cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tốt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

II. Nhược điểm.

Câu 1: Một số học sinh chưa chỉ ra chính xác câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2:

- Bài viết còn sơ sài, ít sự kiện, chi tiết.

- Cảm xúc mờ nhạt, thiên về kể tả => bài viết thiếu hấp dẫn.

- Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng.

- Vận dụng yếu tố quan sát, tưởng tượng, liên tưởng còn yếu.

III. Chữa lỗi.

1. Lỗi hình thức

- Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa.

- Sai chính tả: ch-tr, s-x, l-n, ngh-ng, r-d-gi….

- Lỗi viết câu sai ngữ pháp: không có chủ ngữ.

- Lỗi hành văn lủng củng, dùng lối văn nói.

- Bố cục bài viết chưa rõ ràng, hình thức trình bày chưa đẹp. Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.

- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt chưa hài hòa.

2. Lỗi nội dung

- Tưởng tượng chưa hợp lí, chưa phong phú.

- Bài viết sơ sài.

- Diễn đạt rời rạc, thiếu lô gíc.

IV. Bài viết tiêu biểu

- Bài viết tốt (7-8 điểm):

+ 10A2: Chiến, Ngọc Anh, Chinh…

+ 10A3: Huyền Anh, Phương…

+ 10A8: Thu Hà, Phương…

- Bài viết đạt yêu cầu (5-6 điểm):

+ 10A2: Dũng, Dương, Huy…

+ 10A3: Hoàng, Hằng, Hạnh…

+ 10A8: Phượng, Trang, Nhung….

- Bài viết yếu, kém (dưới 5):

+ 10A2: Bảo, Hiếu, Hưng…

+10A3: Hoan, Hường, Giang…

+ 10A8: Trâm, Nam, Vịnh…

V. Tổng kết kết quả

Thống kê

10A2

10A3

10A8

Điểm giỏi:

0

0

0

Điểm khá:

14

10

9

Điểm TB:

21

24

20

Điểm yếu:

5

7

9

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trả bài viết tập làm văn số 2 theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm