Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Văn bản theo CV 5512 (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 10: Văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết:Nắm được những hiểu biết thiết yếu về văn bản.

- Thông hiểu: Nắm được đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Vận dụng thấp: Nhận biết, phân biệt được các loại văn bản

- Vận dụng cao: Áp dụng viết được các loại văn bản

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:

Kể tên các loại văn bản mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Các loại văn bản

- Theo lĩnh vực giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt GV dẫn dắt vào bài mới:

Ở tiết trước các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản. Vậy để khắc sâu hơn những kiến thức đó chúng ta tiến hành làm một số bài tập.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a) Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được lịch sử phát triển của tiếng Việt

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV : giao việc cho HS theo nhóm:

Nhóm 1: Bài tập 1/ sgk- tr 37

Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?

Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?

Nhóm 2: Bài tập 2/ sgk – tr 38

Sắp xếp các câu văn theo trình tự hợp lý và giải thích vì sao em chọn cách sắp xếp đó?

Đặt nhan đề cho văn bản?

Nhóm 3: Bài tập 3/ sgk tr 38

GV: Hướng dẫn HS đọc phần gợi ý trong SGK để viết hai văn bản theo yêu cầu.

Nhóm 4: Bài tập 4/ sgk – tr 38

GV: Hướng dẫn HS đọc phần gợi ý trong SGK để viết văn bản theo yêu cầu – đúng bố cục của một lá đơn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: HS đọc bài tập và thực hiện yêu cầu.

* Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

(Hình thức hoạt động nhóm, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật thông tin – phản hồi)

-HS treo bảng phụ lên, đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác quan sát, thảo luận, đánh giá

Các nhóm khác thảo luận, chuẩn bị phương án phản biện

-GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn HS

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc các nhóm. Nếu các kết luận của các nhóm sai, thiếu, GV gợi dẫn để HS tìm ra kết luận đúng nhất

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- tự do- hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường……..

- Cô giáo chủ nhiệm lớp 10...

- Các thầy cô giáo bộ môn....

Em tên là: ........ Học sinh lớp 10..............

Hôm nay, em viết đơn này xin trình bày sự việc sau:

Hôm qua em đi học về không may bị ốm và hôm nay không thể tiếp tục đến lớp được.

Vậy, em viết đơn này kính mong quý thầy cô và lớp cho em được nghỉ học ngày... Em hứa sẽ chép bài và làm bài tập đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hải Phòng, Ngày..

Học sinh đã kí

III. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

a. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chủ đề đứng đầu đoạn: giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.

b. Sự phát triển chủ đề:

* Câu chủ đề: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.

* Các luận cứ:

- Hai luận cứ lí lẽ:

+ Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.

+ So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau.

- Bốn luận chứng (dẫn chứng):

+ Lá cây đậu Hà Lan" tua cuốn.

+ Lá cây mây" tua móc có gai bám.

+ Lá cây xương rồng" gai.

+ Lá cây lá bỏng" chứa nhiều nước.

c. Nhan đề:

- Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

- Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi trường.

- Môi trường và sự sống.

2. Bài tập 2:

Sắp xếp các câu văn thành một văn bản hoàn chỉnh.

- Thứ tự đúng: (1), (3), (5), (2), (4).

- Nhan đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc.

3. Bài tập 3:

- Câu chủ đề: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.

- Các luận cứ:

+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán kéo dài.

+ Các sông suối ngày càng bị ô nhiễm.

+ Rác thải, chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí.

+ Các loại thuốc trừ sâu sử dụng không theo quy định đảm bảo an toàn cho môi trường...

- Tiểu kết: Thực trạng trên làm cho nạn ô nhiễm môi trường sống đang ở mức báo động.

- Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu.

4. Bài tập 4:

Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính.

- Đơn gửi cho: BGH, GVCN, GVBM, Tập thể lớp.

- Người viết ở cương vị là học sinh.

- Mục đích viết đơn: xin nghỉ học.

- Nội dung cơ bản: Họ tên; Lý do nghỉ học; Thời gian nghỉ; Lời hứa.

- Kết cấu:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Họ tên người nhận

+ Nội dung đơn

+ Ký tên.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Ví dụ: "Hút thuốc là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo Tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc. " (Theo chuyên mục sức khỏe, Báo tuổi trẻ. net)

Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Nêu nội dung của văn bản

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Đáp án:

- Dựa vào nguồn trích dẫn: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Nội dung: Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin thời sự cập nhật về tác hại của thuốc lá, đảm bảo chất lượng thông tin

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.

2. Kĩ năng: Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác làm thêm bài tập luyện tập. Ý thức tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Tình yêu tiếng Việt. Có thái độ nghiêm túc, chủ động khi tiếp nhận và sáng tạo các văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Ở bài học về văn bản ở tiết trước, các em đã biết được khái niệm, đặc điểm, các loại văn bản phân chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức lí thuyết đó vào làm các bài tập cụ thể.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

? Văn bản là gì?

? Văn bản có những đặc điểm nào?

? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta chia văn bản ra làm mấy loại?

GV gọi hs lên bảng làm bài tập.

a, Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn.

b, Phân tích sự phát triển của chủ đề.

? Đặt nhan đề cho đoạn văn?

? Sắp xếp…?

-> hs đứng tại chỗ trình bày.

GV gọi hs lên bảng.

GV hướng dẫn Hs làm mẫu đơn từ.

Hs phải xác định vấn đề sau:

- Người viết (Hs) gửi cho thầy cô giáo viên chủ nhiệm.

- Mục đích: xin phép được nghỉ học.

- Nội dung cơ bản: Họ tên, lớp, địa chỉ, lí do, thời gian nghỉ, hứa thực hiện khi đi học trở lại.

- Quốc hiệu, tiêu đề, ngày tháng, kí tên người viết

Gv yêu cầu một vài hs đọc lá đơn xin phép nghỉ học của mình, nhận xét, định hướng hoàn thiện.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV hướng dẫn Hs phân biệt các loại văn bản.

A. Củng cố lý thuyết.

1. Khái niệm văn bản.

2. Đặc điểm của văn bản.

3. Các loại văn bản.

B. Luyện tập.

* BT1 ( 37)

a, Đoạn văn có 1 chủ đề thống nhất: câu chốt đứng ở đầu câu được làm rõ bằng các câu tiếp theo.

b, Ý khái quát (luận điểm): “Giữa cơ thể…qua lại với nhau”-> được làm sáng tỏ bằng 2 luận cứ:

+, Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.

+, So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau.-> 4 luận chứng: lá cây đậu Hà Lan, cây mây, cây xương rồng, cây lá bỏng => làm rõ luận cứ và luận điểm.

=> Ý chung của đoạn được triển khai rất rõ ràng.

c, Nhan đề: ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể.

* BT2(38)

- 2 cách:

+, 1- 3 – 5 – 2 - 4.

+, 1- 3 – 4 – 5 -2.

- Nhan đề: giá trị nội dung bài thơ Việt Bắc.

* BT3 (38)

- Môi trường sống kêu cứu.

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài. Các sông, suối , nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do chất thải của các khu công nghiệp, các nhà máy đổ ra… Tất cả những vấn đề đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Hơn ai hết, chúng ta chính là những người cần bảo vệ môi trường.

* BT4 (38)

Đơn xin phép nghỉ học.

a. Người nhận: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm và các thầy (cô) bộ môn.

- Người viết: Học trò.

b. Mục đích: Xin phép được nghỉ học trong một thời gian nhất định.

c. Nội dung: Cần nêu rõ:

- Họ và tên, lớp, trường.

- Lí do xin nghỉ học.

- Thời gian xin nghỉ.

- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

d. Kết cấu:- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên đơn.

- Người nhận, đơn vị công tác của người nhận.

- Họ và tên, lớp, trường của hs.

- Lí do xin nghỉ học.

- Thời gian xin nghỉ.

- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

- Địa điểm, thời gian viết đơn.

- Kí tên.

- Xác nhận của phụ huynh hs.

- VB chia làm 2 nhóm:

+ VB sáng tạo: chính luận, KH, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí…

+ VB theo mẫu: hợp đồng, biên bản, đơn từ, hành chính.

+ VB thuộc PCNN nghệ thuật: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật, để bộc lộ cảm xúc, từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh, ca dao …

+ VB thuộc PCNN chính luận: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị, mang tính toàn dân, dùng từ ngữ chính trị, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

+ VB thuộc PCNN khoa học: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học, để truyền thụ kiến thức khoa học, từ ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

+ VB thuộc PCNN hành chính: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, để trình bày ý kiến hay ghi nhận sự việc, hoạt động trong đời sống, thường theo mẫu in sẵn.

-----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Văn bản theo CV 5512 (tiếp). Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm