Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 23: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết:

+ Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kỹ năng đã được học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

+ Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .

- Thông hiểu: Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự

- Vận dụng thấp: Xác định được đoạn văn tự sự

- Vận dụng cao: Viết được các đoạn văn tự sự.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,

+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,

+ Năng lực sáng tạo, Năng lực tạo lập văn bản,

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

- Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ: Đoạn trích dưới đây có phải là đoạn văn tự sự không? Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn bản?

“ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường…”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc

+ Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu

+ Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy, trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được làm quen với phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm. Để củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học, đồng thời, giúp các em vận dụng phương thức biểu cảm và miêu tả để viết bài văn tự sự, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

a) Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nêu vấn đề:

Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy cho biết thế nào là miêu tả ?Thế nào là biểu cảm?

Nhóm 2: So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?

Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên định hướng, bổ sung và kết luận lại những ý học sinh phát biểu cho cả lớp học sinh đều nắm được bài học.

HS trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:

1. Miêu tả, biểu cảm:

- Miêu tả là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc người nghe hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…

- Biểu cảm: Là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... của mình trước 1 sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống

2. Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm:

. Nếu như miêu tả cho hay, cho rõ là mục đích của bài văn miêu tả. Trong văn tự sự miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện thêm cụ thể, sinh động, lí thú hơn.

- Biểu cảm trong văn biểu cảm làm cho bài văn dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là phương tiện để biểu hiện, dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự.

3. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:

- Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ.

- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách bày tỏ tư tưởng của tác giả.

4. Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích Những vì sao của A. Đô-đê:

- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:

- Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:

+ Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao với hai người đang thức.

+ Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ.

-> Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

a) Mục đích: Giúp học sinh biết cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nêu vấn đề:

GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.

Nhóm 1 - 2: Làm bài tập số 1, rút ra kết luận.

Nhóm 3 - 4: Làm bài tập số 2, rút ra kết luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên định hướng, bổ sung và kết luận lại những ý học sinh phát biểu cho cả lớp học sinh đều nắm được bài học.

HS trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:

1. Bài tập:

(1) Chọn và điền từ:

a. Điền từ “liên tưởng”

b. Điền từ “quan sát”

c. Điền từ “tưởng tượng”

(2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát đối tượng mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mới gây được những cảm xúc.

- Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồng nhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khi ngắm cuộc hành trình của ngàn sao…

(3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúc rung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từ những sự vật sự việc khách quan lay động trái tim người kể chứ không phải chỉ từ bên trong trái tim người kể chuyện.

2. Kết luận:

- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm.

- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời phải chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nêu vấn đề:

Hs đọc và làm bài tập 1 sgk/ tr 76

Nhóm 1: Câu a

Nhóm 2: Câu b

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

III. Luyện tập

1. Bài tập 1

a. Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn với Mtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể nói nhờ các yếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộc chiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hình dung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh so sánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũng như của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên hoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anh hùng cũng được nâng bổng hơn lên.

b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...". Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lí thú hơn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Em rất xúc động khi được gặp lại một người thân sau nhiều ngày xa cách (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…). Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc gặp gỡ ấy trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm?

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Gợi ý:

- Kể:

+ Cuộc gặp gỡ mở đầu, diễn ra, kết thúc ra sao? (thời gian, địa điểm,…)

+ Nhân vật: gồm những ai?

+ Lời kể: theo ngôi thứ nhất - “tôi” hoặc “em”.

- Tả: khung cảnh gặp gỡ; hình dáng, cử chỉ của người thân,…

- Biểu cảm: cảm xúc của em, cảm xúc của người thân,…

Phải biết kết hợp khéo léo giữa ba yếu tố trên.

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kỹ năng đã được học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
  • Thấy rõ được vai trò của việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn tự sự

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng thành công miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự. Nỗ lực học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, kiểm tra kết hợp trong giờ dạy.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Ở lớp 8 các em đã được làm quen với vấn đề: Miêu tả - biểu cảm trong bài văn tự sự. Bài học hôm nay vừa có tính chất hệ thống hoá và nâng cao những kiến thức đã học, vừa hình thành cho các em kiến thức kĩ năng mới, giúp các em biết vận dụng và sáng tạo những điều đã học vào viết bài.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là miêu tả?

HS: dùng chi tiết hình ảnh, giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho đối tượng như hiện ra trước mắt.

GV: thế nào là biểu cảm?

HS: trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với một đối tượng nào đó.

GV: lấy đoạn văn miêu tả ngoại hình của Chí Phèo:

GV: theo em có gì giống và khác nhau?

HS: - giống nhau: cách thức tiến hành

- khác nhau: mục đích

GV: người ta căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?

HS trả lời GV chốt lại

GV: gọi HS đọc đoạn văn. Tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn?

HS: tìm và đưa ra các chi tiết cụ thể

GV: vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó?

HS: - yếu tố miêu tả: mang lại không gian yên tĩnh, chỉ nghe tiếng cỏ, tiếng suối, tiếng côn trùng, chỉ có 2 người

- yếu tố biểu cảm: nổi rõ vẻ bâng khuâng, xao xuyến của chàng trai trước cô chủ, nhưng anh ta vẫn giữ được mình.

-> tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của nhân vật và lòng người.

GV: Chọn điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) vào ô trống?

HS: a. Liên tưởng

b. Quan sát

c. Tưởng tượng

GV: cho HS đọc lại toàn bộ các khái niệm.

GV: ta cần phải làm gì để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự?

HS trả lời GV chốt lại

GV: đoạn I.4

- Phải quan sát để nhận ra trong đêm tiếng suối nghe rõ hơn

- Tưởng tượng: cô bé nom như một chú mục đồng.

- Liên tưởng: cuộc hình thành thầm lặng.

GV: đó là những căn cứ nào?

HS: trả lời GV ghi bảng (chọn lọc)

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập SGK

GV đưa đoạn văn miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo và 1 số ngữ liệu

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV chia nhóm: Hãy viết đoạn văn về chủ đề sau (trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm)

1. Một kỉ niệm buồn của em

2. Một kỉ niệm vui của em

3. Người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến em

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1. Khái niệm

a. Miêu tả

b. Biểu cảm

c. Bài tập

2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự và miêu tả - biểu cảm trong văn miêu tả và biểu cảm.

- Miêu tả:

+ Giống: cách thức tiến hành

+ Khác: miêu tả trong tự sự thì không có chi tiết cụ thể mà chỉ là miêu tả khái quát sự vật, sự việc nhằm tạo ra sức hấp dẫn.

- Biểu cảm:

+ Giống: cách thức

+ Khác: trong văn tự sự nó chỉ là cảm xúc xen vào trước những sự việc chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người tiếp nhận

3. Căn cứ đánh giá hiệu quả.

- Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ của truyện

- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả.

II. Quan sát, liên tưởng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

1. Khái niệm

2. Cách thức để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự.

- Phải quan sát: nhận ra đối tượng miêu tả

- Phải liên tưởng, tưởng tượng để có cảm xúc

3. Những căn cứ để nảy sinh yếu tố biểu cảm.

- Quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế.

- Sự vận động liên tưởng, tưởng tượng và hồi ức.

- Những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể.

III. Luyện tập.

BT 1 ( 76)

b, +, Miêu tả - đôi bím tóc nhỏ xíu.

- Trời đang thu

- Những chiếc lá…. thô kệch

+, Biểu cảm: - Nếu như ….mà thôi.

- chỉ cần 1 ….run rẩy.

-> Người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến 1 bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng/vùng rừng núi phương bắc xa xôi – > thấy yêu c/sống.

- BT1a, BT2 (76) – về nhà

HS xác định:

- Nhân vật chính

- Sự việc chính

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm.

-----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm