Giáo án Ngữ văn 10 bài: Lời tiễn dặn theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 29: Lời tiễn dặn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết: Giúp HS hiểu đoạn trích.
- Thông hiểu: Cảm nhận Tình yêu tha thiết , thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai,cô gái Thái.
- Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
- Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Vận dụng thấp: Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai,cô gái Thái trong truyện
- Vận dụng cao: Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua đoạn trích: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật
2. Năng lực
- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Cho hs xem tranh ảnh về văn hoá của dân tộc Thái
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn vào bài mới: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu được đánh giá là truyện thơ hay nhất trong số những truyện thơ hay của các dân tộc anh em. Người Thái luôn tự hào cho rằng: “Hát Tiễn dặn lên, gấp phải bỏ, cô gái quên hái rau,chàng trai đi cày quên cày,..Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người và hấp dẫn như vậy? Để tìm được câu trả lời chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích Lời tiễn dặn .
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc thêm: Lời tiễn dặn
a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu thêm giá trị của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ. Câu hỏi chung: Em hãy nêu những nét khái quát về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”. Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1: Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào? Nhóm 2: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó. Nhóm 3: Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô? Nhóm 4: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp, hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: | Đọc thêm: Lời tiễn dặn 1. Khái quát chung - “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái. - Truyện thơ này gồm 1846 câu thơ, là lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của vợ chồng mình. - Tóm tắt: sách giáo khoa (93). - Đoạn trích “Lời tiễn dặn” miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị chồng đánh đập. 2. Hướng dẫn đọc thêm a. Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng - Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngóng trông => dùng dằng, chùng chình, nấn ná, không muốn rời xa người mình yêu. - Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút được ở bên người yêu: đầu “ngoảnh lại”, mắt “ngoái trông”, chân bước càng xa thì lòng càng đau. Mỗi lần đi qua một cánh rừng cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ người yêu, lòng đầy khắc khoải. Hình tượng : Lá ớt,lá cà ,lá ngón tượng trưng cho những điều không may mắn =>Con đường về nhà chồng => trở thành con đường khắc khoải, ngóng trông tình xưa, người cũ. b. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng - Gọi cô gái “người đẹp anh yêu” -> tình yêu trong chàng vẫn còn thắm thiết. - Mong muốn “được nhủ đôi câu”, “được dặn đôi lời”, được “kề vóc mảnh”, được “ủ hương người” => quyến luyến, thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, thủy chung. - Cử chỉ: “con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ bé xinh hãy đưa anh bồng” => ân cần, chu đáo, vị tha, cao thượng. - Lời thề son sắt, thủy chung: “Không lấy được nhau mùa hạ ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”. c. Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người mình yêu bị đánh đập, giày vò - “Đầu bù anh chải cho/ tóc rối đưa anh búi hộ”, “tơ rối ta cùng gỡ” => cử chỉ ân cần. - Lời lay gọi ấm áp, chân tình: “Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ! Dậy phủi áo kẻo lấm” => Nỗi đau của cô gái như được xoa dịu bởi một tấm lòng bao dung, độ lượng. c. Nghệ thuật - Điệp cấu trúc: nhấn mạnh tình cảm yêu thương, sâu đậm của chàng trai dành cho cô gái.
|
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học tổng kết
a) Mục đích: Giúp hs nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Qua việc tìm hiểu đoạn trích, em hãy nhận xét một cách khái quát về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại dàn ý, suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm | III. Tổng kết: 1. Nội dung văn bản Đoạn trích thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái ; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa, đồng thời là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người 2. Nghệ thuật - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng, gần gũi với đồng bào Thái. - Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói đầy cảm động, qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.. 3. Đoạn 3: - Chủ đề: Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng. - Các lí lẽ và dẫn chứng minh họa: + Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình: qua các sách lịch sử và văn học quá trình hình thành và phát triển dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước, những anh hùng tên tuổi và những người hi sinh thầm lặng, vô danh, đặc biệt là lịch sử tâm hồn dân tộc. + Sách giúp con người tự khám phá bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng: soi vào kho tàng tri thức nhân loại" hiểu biết của mỗi người vô cùng nhỏ bé; thấy được mặt tốt- xấu của bản thân; tủ sách “hạt giống tâm hồn” nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng,... 4. Đoạn 4: - Chủ đề: Cần xác định thái độ đúng với sách và việc đọc sách. - Các lí lẽ và dẫn chứng minh họa: + Sách có nhiều loại cần chọn sách tốt để đọc. + Học hỏi những điều hay của sách áp dụng và kiểm nghiệm lại bằng thực tiễn. + Kết hợp học ở sách và thực tế cuộc sống. “Lí thuyết thì màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. * Chú ý: Khi viết đoạn văn nghị luận, cần: - Có sự liên kết với các đoạn văn trước nó. - Cần có 1 chủ đề chung. - Các lí lẽ và dẫn chứng mạch lạc, hợp lí. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu nhận ra nhau qua kỉ vật nào?
a. Đàn môi b. Sáo c. Khăn tay d. Khèn
Câu hỏi 2: Tác phẩm nào sau đây không phải là sử thi
a. Đăm săn
b. Ramayana
c. Tiễn dặn người yêu
d. Đẻ đất đẻ nước.
Câu hỏi 3: Tình yêu của chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu tan vỡ là vì:
a. Chàng trai phụ bạc
b. Cô gái có người yêu khác giàu có hơn
c. Cha mẹ chàng trai không chấp nhận
d. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo, gả con cho người giàu có
Câu hỏi 4: Bị từ chối hôn nhau, chàng trai quyết chí đi buôn để trở về giành lại người yêu. Chàng đã trao kỷ vật làm tin cho cô gái, đó là:
a. Chiếc khăn
b. Chiếc vòng bạc
c. Chiếc khèn
d. Chiếc đàn môi
Câu hỏi 5: Trong Tiễn dặm người yêu, sau bao nhiêu đọa đày, cô gái đã bị nhà chồng đem ra chợ bán rao. Người ta đã đổi cô để lấy:
a. Vàng thoi
b. Bạc nén
c. Một cuộn lá dong
d. Một nắm lá ngón
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Trả lời:
1= a
2= c
3= d
4 = c
5 = b
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
GV giao nhiệm vụ:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Em tới rừng ớt, ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi”
(Trích Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 10, tập I, trang 94, NXBGD 2006)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá nào là lá có độc tố nhiều nhất ? Nêu ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá đó?
3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Gợi ý:
1. Nội dung chính của văn bản : Diễn tả tâm trạng bồn chồn, đau khổ không yên của cô gái Thái, chân bước theo chồng nhưng lòng vẫn hướng về người yêu.
2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá ngón là lá có độc tố nhiều nhất . Ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá ngón trong văn bản: vừa gợi màu sắc dân tộc, vừa khắc họa một không gian đặc trưng vùng núi, vừa dự cảm niềm hy vọng mong manh được gặp lại người yêu của cô gái. Lần tiễn đưa này là lần gặp cuối giữa cô và người yêu.
3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình: Về hình thức, các từ trên xuất hiện cuối mỗi dòng theo theo cấp độ tăng tiến để diễn tả tâm trạng. Về nội dung, các từ trên gợi tình trạng đáng thương của cô gái, đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không có hạnh phúc. Cô chờ đợi, trông ngóng chàng trai - người yêu trong day dứt, bồn chồn. Qua đó, tác giả dân gian có cái nhìn cảm thông với nỗi đau thân phận của người phụ nữ miền núi, ca ngợi khát vọng tình yêu, hạnh phúc của họ.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được:
- Tình yêu tha thiết, thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
- Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái Thái trong truyện.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua đoạn trích: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật.
2. Kĩ năng: Kĩ năng tìm hiểu truyện thơ
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Biết trân trọng, yêu quý cuộc sống mới. Lòng cảm thông, thương xót cho cuộc sống khổ đau của người Thái, đặc biệt là người phụ nữ Thái trong XHPK. Trân trọng khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi của họ.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh
? Đọc thuộc bài ca dao hài hước số 1 và phân tích.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” được đánh giá là truyện thơ hay nhất trong số những truyện thơ hay của các dân tộc anh em. Nếu người Kinh coi Truyện Kiều là cuốn sách gối đầu giường, người Ê-đê mê đắm nghe kể khan sử thi Đăm Săn,... thì người Thái cũng tự hào có truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Người Thái luôn ngợi ca rằng: “Hát Tiễn dặn lên,gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai đi cày quên cày,… Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người và hấp dẫn như vậy? Để tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Giới thiệu vài nét về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và vị trí đoạn trích. -GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn - HS đọc - GV:Qua phần đọc tiểu dẫn, em hãy giới thiệu lại những nét chính về truyện thơ Tiễn dặn người yêu và vị trí của đoạn trích (lời của ai? trong hoàn cảnh nào?) HS trả lời .GV nhận xét. - GV đọc diễn cảm và lưu ý một chú thích khó. HS lắng nghe. -GV hướng dẫn HS đọc (Khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ quan trọng thường là nhưng câu kết thúc mỗi phần), diễn biến tâm trạng của nhân vật) - HS đọc.GV nhận xét, đánh giá. - GV: Qua việc đọc văn bản, em hãy cho biết đoạn trích gồm mấy phần? Nêu đại ý của từng phần đó? - GV nhận xét và đánh giá. Đọc - hiểu văn bản - HS đọc phần 1 - GV: Trên đường tiễn dặn người yêu về nhà chồng, tâm trạng của chàng trai diễn biến như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó? (Gợi mở: Dù biết sự thực là cô gái đang cất bước về nhà chồng nhưng chàng trai vẫn gọi cô là người đẹp anh yêu. Cách gọi đó bộc tình cảm như thế nào - HS trả lời. GV nhận xét và định hướng. GV:Như vậy, tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn đưa cô gái là tâm trạng đầy mâu thuẫn: một bên là tình yêu thắm thiết, một bên phải chấp nhận sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng. Càng thắm thiết bao nhiêu thì càng lưu luyến, đau xót bấy nhiêu. Những câu thơ nào, dẫn chứng nào thể hiện tâm trạng đó của chàng trai? Gv: Như vậy những cử chỉ, hành động, suy nghĩ của chàng trai bộc lộ một tình cảm chân thành, nồng thắm, luôn mong muốn người mình yêu hạnh phúc. Qua cái nhìn và cảm nhận của chàng trai, chúng ta còn cảm nhận được tâm trạng, hành động của cô gái. Cô có những cử chỉ, hành động như thế nào? Bộc lộ tâm trạng gì? - HS trả lời. GV định hướng. -GV : Trước khi chia tay, chàng trai nói điều gì vời cô gái? Nghệ thuật nào được sử dụng và nêu tác dụng biểu hiện của nó? - HS trả lời. Gv nhận xét, định hướng - GV: Theo phong tục tập quán giàu tính nhân văn của người Thái, nếu hai người yêu nhau mà không lấy được nhau thì họ sẽ thành anh em, bạn bè và có thể hỏi thăm nhau, chia sẻ cho nhau. Trong đoạn trích này, chàng trai đã đến nhà chồng cô gái để tiễn dặn. Chàng trai đã chứng kiến điều gì? Chứng kiến cảnh tượng ấy, chàng trai có những cử chỉ, hành động như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần 2 để hiểu rõ điều đó. - HS đọc phần 2 - GV: Chứng kiến người yêu bị đánh đập, hành hạ, chàng trai có những cử chỉ, hành động và tâm trạng như thế nào? - HS trả lời. - Gv đánh giá và định hướng. - Gv: Đau đớn, xót xa, thương cảm khi người yêu bị hành hạ, chàng trai đã nhắn nhủ cô gái điều gì? (Gợi mở: chàng trai đã nói về vấn đề sống- chết của hai người. Nếu sống thì hai người ra sao? chết thì như thế nào?) - HS trả lời. Gv nhận xét, định hướng - Gv: Nghệ thuật nào được sử dụng? Hãy phân tích tác dụng của chúng? - HS thảo luận trả lời. - Gv định hướng. - Gv: Cái chết được chàng trai nhắc lại 6 lần nhưng không trùng lặp, ghê sợ mà nó hiện hình trong thiên nhiên tạo vật tràn đầy sức sống. Do đó, lời tiễn dặn tuy xót xa nhưng không quá bi luỵ. Nó vẫn hướng tới sự sống, đoàn tụ và sự trường tồn của một tình yêu đích thực. Chính vì vậy, trong lời tiễn dặn cuối cùng khi ở nhà cô gái, chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu của mình đối với cô gái. - Gv đọc đoạn cuối: “Đôi ta yêu nhau, tình Lú –Ủa mặn nồng… GV hướng dẫn HS tổng kết. - Những thành công về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích ? HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Qua việc đọc hiểu văn bản này, em nhận thức gì về quan hệ tình yêu hôn nhân xưa và nay? - HS thảo luận, phát biểu. GV chuẩn xác kiến thức. | I-Tìm hiểu chung - Tiễn dặn người yêu là truyện thơ của dân tộc Thái gồm 1846 câu thơ là lời của nhân vật trong cuộc kể lại câu truyện tình yêu,hôn nhân của vợ chồng mình. Cốt truyện diễn ra theo 3 chặng: Yêu nhau tha thiết-Chia lìa, đau khổ-Đoàn tụ hạnh phúc. - Đoạn trích là lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái khi cô bị ép gả về nhà chồng - Đoạn trích gồm 2 phần: + Phần 1:Từ Guẩy gánh qua đồng… đến…. goá bụa về già: Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn. + Phần 2: Còn lại: Cử chỉ, hành động,tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái II. Đọc - hiểu văn bản 1/ Tâm trạng của chàng trai (gián tiếp là tâm trạng của cô gái) trên đường tiễn dặn (23 câu thơ đầu). Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng -Cách chàng trai gọi cô gái là người đẹp anh yêu khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm ấy lại mâu thuẫn với sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại, Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi. - Xin hãy cho anh kề …quấn…ủ… Cho mai sau lửa xác đượm hơi,, - Con nhỏ hãy đưa anh bế, Bé xinh hãy đưa anh bồng Cho anh bế con dòng … nựng con rồng,con phượng…. - Có những cử chỉ, hành động quyến luyến, như muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn. + Phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể đành lòng quay về + Tha thiết níu kéo, xin được kề vóc mảnh ủ lấy hương người cô để mai sau vẫn đượm hơi người thân yêu nhất. + Xin chăm sóc những đứa con riêng của cô gái như chính đứa con mình ,chỉ mong cho cô gái đừng buồn. -Tâm trạng của cô gái trong cảm nhận của chàng trai: + Chân bước đi - đầu còn ngoảnh lại -mắt còn ngoái trông + Càng bước xa- càng đau nhớ + Chờ, đợi, ngóng trông chàng trai trên đường đi Đây cũng là tâm trạng dùng dằng đau khổ muốn kéo dài thời gian cuối cùng được bên nhau. Cách mô tả đó chứng tỏ chàng trai rất thấu hiểu tình cảm của cô gái. Hai người có chung một cảm nhận khi phải xa nhau: bịn rịn, quyến luyến, đau khổ khi phải chia lìa. - Chàng trai tin tưởng, khẳng định tình yêu của hai người sẽ vượt qua cả không gian và thời gian để đoàn tụ bên nhau. + Nghệ thuật điệp từ (đợi), điệp ngữ (ta sẽ lấy) có tác dụng nhấn mạnh ý chí quyết tâm sẽ đoàn tụ bên nhau của chàng trai và cô gái. - Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi, Em ngã lăn đùng liền bên máng lợn vầy, Ngã không kịp chống, không kịp ngượng. 2/ Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái. + Chạy lại đỡ cô gái dậy. + Rũ áo, chải đầu cho cô. +làm ống lam thuốc cho cô gái uống khỏi đau - Cử chỉ an ủi vỗ về cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi. -Những cử chỉ bộc lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu - Điều mà cô gái rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa tinh thần. + Sống (Đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại ): Sẽ đoàn tụ bên nhau + Chết - vẫn bên nhau. - Chàng trai đã nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sống chết sẽ bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa -Điệp từ chết, điệp ngữ, khiến cho lời tiễn dặn như lời nguyền gắn bó thuỷ chung của chàng trai với cô gái - Cuối cùng chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu thắm thiết thuỷ chung của mình với cô gái + Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đối lập… được sử dụng tài tình, có tác dụng bộc lộ tình cảm nồng nàn đằm thắm, thuỷ chung sâu sắc và niềm tin, ý chí mãnh liệt của chàng trai về một ngày đoàn tụ và hạnh phúc. Đó cũng là khát vọng tự do, khát vọng được sống trong tình yêu và hạnh phúc của chàng trai và cô gái Thái. III – Tổng kết - Đoạn trích là khúc hát dạt dào cảm xúc thể hiện một tình yêu chân thành, trong sáng, thuỷ chung, cao đẹp của chàng trai dân tộc thái đối với cô gái trong cảnh ngộ éo le, đau khổ. Đó là niềm khát vọng mãnh liệt tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi. - Đoạn trích thể hiện khá đầy đủ đặc điểm nghệ thuật truyện thơ dân gian: lối kể tự sự kết hợp với trữ tình, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ điệp từ, ngữ; phép lặp cấu trúc…. tạo cho lời tiễn dặn một giọng điệu trữ tình tha thiết mang phong vị văn hóa dân tộc Thái. Có lẽ vì thế mà đồng bào Thái luôn tự hào rằng: Hát tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày... HS trình bày ý kiến của mình một cách hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức. |
-----------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Lời tiễn dặn theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.