Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 45: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu:
- Hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác thơ trung đại.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Trình chiếu tranh ảnh về văn hoá đời nhà Đường.
+ Chuẩn bị bảng lắp ghép
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Khi nhắc đến văn học Trung Quốc thời Thịnh Đường chúng ta không thể không nhắc đến vị “Thi thánh” Đỗ Phủ với những vần thơ rất sâu sắc về hiện thực Trung Quốc thời bấy giờ và vị “Thi tiên” Lí Bạch với những vần thơ bay bổng, lãng mạn diệu kì. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Lí Bạch và tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch? Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Thể thơ, bố cục, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động cá nhân: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Lí Bạch - Lí Bạch (701 - 762) - Tự Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. - Được mệnh danh là “thi tiên”, để lại hơn 1000 bài thơ. - Chủ đề chính trong thơ: + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả. + Khát vọng giải phóng cá nhân + Bất bình trước hiện thực tầm thường. + Tình cảm phong phú, mãnh liệt: tình bạn, thiên nhiên, uống rượu… - Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng nhưng tự nhiên, tinh tế, giản dị. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, là người bạn thân thiết của Lí Bạch. Bài thơ được viết khi Lí Bạch tiễn bạn về Quảng Lăng. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: + Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay. + Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
a) Mục đích: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật văn bản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1- 3: Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh chia tay? Nhóm 2-4: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi”? Hãy chỉ ra tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động cá nhân: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. | II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu đầu: Không gian và thời gian đưa tiễn. - “Cố nhân”: người bạn cũ => gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu của hai người bạn - Không gian chia tay: + Điểm xuất phát: “tây từ Hoàng Hạc lâu” (phía tây lầu Hoàng Hạc) => địa điểm chia tay đầy huyền thoại và chất thơ, như đưa bạn vào cảnh tiên + Điểm đến: “Dương Châu” => một thắng cảnh phồn hoa đô hội nơi xứ người - Thời gian chia tay: “Yên hoa tam nguyệt”: tháng ba – cuối mùa xuân – mùa hoa khói => gợi lên nỗi bồi hồi, xao xuyến, buồn thương => Khung cảnh chia ly: đẹp và lãng mạn như tình bạn cao đẹp của hai người. Tóm lại: Hai câu đầu chứa đựng tình cảm quyến luyến, bịn rịn. 2. Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ + “Cô phàm”: Hình ảnh cánh buồm cô độc, lẻ loi => người ra đi cô đơn, người ở lại cũng cảm thấy cô độc lẻ loi + “Viễn ảnh bích không tận”: Cánh buồm nhỏ dần và mất hút vào bầu không gian xanh biếc => cái nhìn đầy nỗi xao xuyến, buồn thương, ngậm ngùi + “Duy kiến Trường Giang”: Chỉ nhìn thấy dòng sông Trường Giang => nỗi cô độc nhỏ bé trước cái vô cùng của sông nước + “Thiên tế lưu”: Chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời => không gian bát ngát, khoáng đạt như tình bạn của nhà thơ. =>Tóm lại: Nỗi lòng của người đưa tiễn: Cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn dường như lan toả lên cảnh vật – cánh buồm, dòng sông. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
a) Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hoạt động cá nhân: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. | III. Tổng kết. 1. Nội dung. Bên cạnh một Lý Bạch yêu tự do, phóng túng, mãnh liệt, ngang tàng còn có một Lý Bạch đằm thắm, ân tình. Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là một tình bạn đẹp, chân thành, thắm thiết. 2. Nghệ thuật: - Lý Bạch đã dựng lên các quan hệ: Hữu - vô, vô hạn - hữu hạn, cảnh - tình để thể hiện tư tưởng, tình cảm. Nhờ tạo được các quan hệ này mà trong một giới hạn tối thiểu nhà thơ đã thể hiện được tối đa ý, tứ, sự, tình. |
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.
- Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật; trân trọng và giữ gìn tình bạn.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm một trong ba bài đọc thêm đã học. Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Trong cuộc đời mỗi người, ai không một lần phải đối diện với biệt li? Phần nhiều là những cuộc chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của tình người gắn bó sâu nặng. Thi tiên Lí Bạch cũng đã phải trải qua bao cuộc chia li như thế. Chia li, tiễn biệt trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ông. Trong số đó, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được người đời ngợi ca, xếp vào hàng tuyệt bút.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD hs tìm hiểu phần tiểu dẫn. - Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch? - Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Mạnh Hạo Nhiên là người ntn? Hs đọc bài thơ. Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, buồn, bâng khuâng. GV HD hs đọc – hiểu văn bản. - So sánh phần nguyên tác với dịch thơ qua các từ: cố nhân, yên hoa. Bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với MHN. Cuộc chia tay diễn ra ở đâu? Nơi mà người bạn sẽ đến? Nơi chia tay và nơi đến được kết nối bởi cái gì? *GV giảng: Phía tây:- Theo quan niệm của người phương Đông là nơi có cõi Phật, cõi tiên- nơi thoát tục. - Là nơi có vùng đất hoang sơ, bí hiểm, với nhiều núi cao, xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ tu hành- nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao, trong sạch. Lầu Hoàng Hạc: di chỉ thần tiên, thắng cảnh thuộc huyện Vũ Xương- Hồ Bắc (Trung Quốc), tương truyền là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc vàng bay đi. - Ở hai câu đầu, tác giả có đơn thuần chỉ tường thuật sự việc, miêu tả bối cảnh chia li không ? Vì sao? - So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu 3? Trong phần nguyên tác, hình ảnh “cô phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó? - Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” và sự dịch chuyển của nó là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với bạn ntn? - Ko gian được gợi ra ở câu cuối ntn? - Nó thường gợi cho chúng ta cảm giác gì? - Nó cho thấy tâm trạng gì của tác giả? GV HD hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật. - Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Từ tình bạn của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc đời (Trình bày trong đoạn văn khoảng 10 dòng). | I. Tìm hiểu chung 1. Vài nét về tác giả Lí Bạch a. Con người - Lí Bạch (701- 762), tự là Thái Bạch. - Quê: Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc). - Là con người thông minh, tài hoa, phóng túng, ko chịu gò mình theo khuôn phép. - Bi kịch cuộc đời của tác giả: mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái. - Được mệnh danh là “tiên thơ” do tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên. b. Sự nghiệp - Hiện còn trên 1000 bài thơ. - Nội dung: phong phú, với các chủ đề chính: + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả. + Khát vọng giải phóng cá nhân. + Bất bình trước hiện thực tầm thường. + Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt. - Nghệ thuật: + Phong cách thơ phóng túng, bay bổng mà tự nhiên, tinh tế, giản dị. + Kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp. 2. Bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. - Mạnh Hạo Nhiên (689-740): + Là người mưu cầu công danh không được toại nguyện nên quay về vui thú ở chốn non nước. + Ông thuộc phái thơ điền viên sơn thuỷ, có phong cách thơ với nhiều điểm giống Lí Bạch. + Là bạn tri âm của Lí Bạch. - Bố cục: + Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay. + Hai câu sau: Tâm tình người đưa tiễn. II. Đọc- hiểu văn bản a. Hai câu đầu - So sánh nguyên tác- dịch thơ: + Cố nhân: bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết; từ “bạn” chung chung, chưa dịch hết nghĩa. + Yên hoa: hoa khói; nơi phồn hoa đô hội. Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai. - Không gian đưa tiễn: + Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc→ chốn thanh cao, thoát tục. + Nơi đến: Dương Châu- nơi phồn hoa đô hội " cuộc đời trần tục. + Nối lầu Hoàng Hạc với Dương Châu chính là dòng Trường Giang chảy ngang lưng trời. "Vẽ ra một cảnh thần tiên, tuyệt đẹp, một không gian mĩ lệ, khoáng đạt. "Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng đông" Tâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: khao khát được nhập thế, giúp đời nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, không chịu quỳ gối trước cường cường quyền nên thực tế đã phải nếm chịu không ít chua cay. - Thời gian đưa tiễn: tháng ba- mùa hoa khói " cuối mùa xuân. ] Hai câu đầu nêu lên: + Bối cảnh chia li. + Phần nào tình cảm quý mến bạn trong lòng người ở lại. + Gửi gắm tâm sự sâu kín của tác giả với cuộc đời và con đường công danh. 2. Hai câu sau * Câu 3: - So sánh nguyên tác và dịch thơ: + Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn. + Bóng buồm (dịch thơ)" làm mất sắc thái của cánh buồm. + Bích ko tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp. "Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của ko gian chia li. + Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn tất: Bóng buồm đã khuất bầu ko. + Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng ko xanh biếc. " Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm. - Hình ảnh đối lập: Cô phàm îí bích ko tận nhỏ bé, cô đơn > mênh mông, rợn ngợp. "Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con thuyền. "Bút pháp tả cảnh ngụ tình" sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la. - Sự dịch chuyển chầm chậm, xa dần, mờ dần rồi mất hút vào khoảng ko xanh biếc của cánh buồm " cái nhìn dõi theo đau đáu" tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với bạn. * Câu 4: - Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời: "Là hình ảnh tưởng tượng phi phàm, bay bổng, lãng mạn. "Gợi ko gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ " đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn. Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước ko gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm... - Tâm trạng của tác giả: nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm. III. Tổng kết 1. Nội dung - Cảnh chia li - bức tranh thiên nhiên thấm đượm tâm trạng cô đơn, mong nhớ của con người. - Tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả. - Tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng về cuộc đời mang tính bi kịch của tác giả. 2. Nghệ thuật - Tả cảnh ngụ tình. - Ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. - Hình ảnh thơ tinh tế gợi cảm, lớn lao kì vĩ, đậm màu sắc lãng mạn. " Bài thơ là một tuyệt bút của Lí Bạch. - Hình thức: đúng hình thức đoạn văn (10 dòng). - Nội dung: Vai trò của tình bạn trong cuộc đời mỗi người. |
-----------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.