Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 25: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết: Giúp HS hiểu tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa

-Thông hiểu: Cảm nhận tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao.

- Vận dụng thấp: Nhận biết được những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

- Vận dụng cao: Vận dụng được các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa khi nói, viết.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Soạn giáo án giảng dạy.

- Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi : Đọc thuộc một số câu ca dao mà em biết theo các chủ đề

+ Nhóm 1: Ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước

+ Nhóm 2: Ca dao nói về tình cảm gia đình

+ Nhóm 3: Ca dao hài hước châm biếm

+ Nhóm 4: Các câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em như”.

- Trong vòng 10 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, ghi kết quả ra giấy nháp

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái quát về ca dao

a) Mục đích: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu hs chia 4 nhóm và hoàn thành 4 câu hỏi

+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm ca dao?

+Nhóm 2: Nêu nội dung cơ bản của ca dao?

+ Nhóm 3: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao?

+ Nhóm 4: Theo em ca dao khác dân ca ở điểm nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK

* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Khái quát về ca dao

1. Khái niệm

Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người.

2.Những nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

a. Nội dung:

- Ca dao là hình thức thổ lộ tâm tình của người bình dân xưa.

- Nhìn khái quát thì tâm tình của người bình dân tập trung vào 2 vấn đề:

+ Than than

+ Phản kháng

Trong xã hội xưa, đời sống vật chất

thấp kém, lao động nông nghiệp lạc hậu, người dân phải vất vả cực nhọc mà vẫn làm không đủ ăn. Đồng thời họ lại là giai cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội. Do đó ca dao thường nói tới nỗi vất vả, cực nhọc của con người.

+ Yêu thương tình nghĩa

Một trong những phẩm chất cao đẹp của người bình dân xưa là: yêu thương, tình nghĩa, thủy chung. Ca dao VN có rất nhiều câu thể hiện vẻ đẹp ấy (tình cảm xóm làng, quê hương; tình cảm gia đình; tình yêu đôi lứa, lòng yêu thương đồng loại…)

b. Nghệ thuật.

* Thể thơ: Thường sáng tác theo 2 thể lục bát và song thất lục bát

* Cách diễn ý, lập ý

+ Cách diễn ý: Ca dao thường thể hiện tình cảm tế nhị, kín đáo do đó thường diễn ý bằng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng tưởng tượng…

+ Cách lấp ý: 3 cách (hình thức đối đáp, hình thức miêu tả, hình thức trùng điệp).

*Ngôn ngữ: Giản dị, mộc mạc, đậm màu sắc địa phương nhưng cũng giàu sức gợi tả, gợi cảm.

3. Phân biệt ca dao – dân ca

- Đây là 2 khái niệm thường được sử dụng song đôi vì có liên quan mật thiết với nhau

- Ca dao: là thể thơ dân gian

- Dân ca: là khúc hát dân gian. Nó là sự kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu các bài ca sao

a) Mục đích: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài ca dao.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, yêu cầu một HS đọc theo hướng dẫn.

Tìm hiểu bài ca dao

GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi. Thời gian: 5 phút.

Nhóm 1, 3: Bài ca dao 1

+ Nhận xét về hình thức mở đầu của bài ca dao?

+ Xác định chủ thể của bài ca dao?

+ Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh so sánh trong bài ca dao?

+ Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao?

+ Khái quát nội dung trữ tình của bài ca dao?

Nhóm 2, 4: Tìm hiểu bài ca dao số 4:

+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).

+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “đèn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).

+ Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “mắt” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).

+ Phân tích hai câu cuối bài? Khái quát đặc điểm kết cấu, nội dung trữ tình của bài ca dao?

Nhóm 5, 6: Bài ca dao số 6

+ Trong bài ca dao số 6, em thấy có những hình ảnh nào đáng chú ý? Những hình ảnh đó có đặc điểm gì đáng chú ‎ý? Nó biểu trưng cho điều gì?

+ Em hiểu thế nào về cụm từ chỉ thời gian “ba vạn sáu ngàn ngày”?

+ Qua bài ca dao, em hiểu gì về tình nghĩa vợ chồng của người dân lao động xưa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK

* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đọc hiểu văn bản

HS đọc diễn cảm văn bản.

HS nhận xét, đánh giá được việc đọc của bạn.

1. Bài ca dao số 1: Tiếng hát than thân

- Hình thức mở đầu: Thân em như…gợi âm điệu xót xa, ngậm ngùi.

→ Chủ thể than thân: người phụ nữ.

→ Mô tip mở đầu phổ biến trong ca dao.

- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ:

+ Thân em – tấm lụa đào: ý thức về sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị của người phụ nữ.

+ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: Số phận chông chênh, đầy may rủi, giống món hàng để mua bán

→ Lời than thân đầy chua xót của NVTT: người phụ nữ khi bước vào thời kì đẹp nhất, rực rỡ nhất thì lại phấp phỏng nỗi lo âu về thân phận

2. Bài ca dao số 4: Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa

* Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái được gửi gắm qua 3 hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

- Khăn: Hình ảnh nhân hóa được nhắc đến 6 lần:

+ Vật kỉ niệm, vật trao duyên gợi nhớ người yêu.

+ Gắn bó với cô gái trong mọi hoàn cảnh.

+ Điệp từ “khăn”, điệp khúc “khăn thương nhớ ai”: nỗi nhớ triền miên, da diết.

+ Nỗi nhớ trải dài trong không gian: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt. Các động từ: rơi, vắt, xuống, lên diễn tả được tâm trạng ngổn ngang, bồn chồn, khắc khoải của cô gái.

- Đèn: Hình ảnh nhân hóa, được nhắc đến 2 lần.

+ Từ “khăn” đến “đèn”: Nỗi nhớ lan tỏa theo thời gian từ ngày sang đêm.

+ Đèn không tắt: Ẩn dụ: nỗi thương nhớ khôn nguôi trong lòng cô gái.

- Mắt: Hình ảnh hoán dụ: cô gái, được nhắc đến 2 lần.

+ Nếu “khăn”, “đèn” là biểu tượng gián tiếp thì “mắt” là biểu tượng trực tiếp, là chính bản thân cô gái, cô tự hỏi chính mình.

+ Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên: nỗi nhớ, nỗi ưu tư, trăn trở nặng trĩu trong lòng.

+ Điệp khúc “thương nhớ ai” thể hiện nỗi mong nhớ khắc khoải, da diết.

- “Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Niềm lo âu, trăn trở cho hạnh phúc lứa đôi: Sợ tình yêu hạnh phúc lứa đôi bị dang dở, bị ngăn cản.

→ Bài ca dao gồm 6 cặp câu. Ở 5 cặp câu đầu, mỗi câu chỉ có 4 tiếng, được kết cấu theo kiểu câu hỏi tu từ không có lời đáp. Cặp câu cuối là cặp câu lục bát, số tiếng trong câu tăng lên. Hình thức này diễn tả sự trào dâng cảm xúc của NVTT nhưng đáng chú ý là sự chuyển biến từ cảm xúc thương nhớ sang cảm xúc lo âu. Bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của cô gái đầy yêu thương, tình nghĩa.

3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung

- Hình ảnh: muối, gừng.

+ Muối ba năm còn mặn.

+ Gừng chín tháng còn cay.

=> Dù trải qua thời gian nhưng không hề mất đi giá trị.

=> Hình ảnh muối, gừng: biểu trưng cho hương vị của tình cảm giữa con người với con người, mà cụ thể là tình nghĩa vợ chồng.

- Ba vạn sáu ngàn ngày: thời gian dài, tượng trưng cho một đời người.

=> Bài ca dao ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, bền vững

Hoạt động 3: Tổng kết

a) Mục đích:  Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống.

- Nỗi niềm tâm sự thầm kín của những chàng trai cô gái, hay tình cảm vợ chồng thắm đượm ân tình.

- Ca ngợi tình nghĩa thủy chung son sắt của con người, đồng thời nêu lên quan niệm tiến bộ về tình yêu, hạnh phúc (tự do yêu thương tìm hiểu nhau).

2. Nghệ thuật

- Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh gợi tả.

- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt của người bình dân.

- So sánh, ẩn dụ, liên tưởng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1: Bài ca dao(1) (2) trong bài "Ca dao than thân và Ca dao yêu thương tình nghĩa"là tiếng nói của ai? a. Mẹ nói với con gái.
b. Người con trai nói với người con gái.
c. Người con gái nói với người con trai.
d. Em nói với anh.

Câu hỏi 2: Bài cao dao (3) trong bài "Cao dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa"nói về thân phận của ai?
a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm.
b. Người phụ nữ quá tuổi.
c. Người đàn bà goá chồng.
d. Người đàn bà không có con.

Câu hỏi 3: Bài ca dao (1) (2) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh, hoán dụ.
b. Ẩn dụ, hoán dụ.
c. So sánh, ẩn dụ.
d. Tất cả biện pháp trên đều đúng

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

1c. Người con gái nói với người con trai.

2a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm.

3c. So sánh, ẩn dụ.

d) Tổ chức thực hiện:

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu bài tập trong SGK

* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”,trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ...

(Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền)

1. Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?

2. Tế Hanh nói“ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì?

3. Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

1. Câu chủ đề của văn bản: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.

Người viết sử dụng thao tác diễn dịch.

2. Tế Hanh nói “Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời. Qua đó, câu nói ca ngợi vẻ đẹp của ca dao, của tình mẫu tử thiêng liêng.

3. Câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hiệu quả nghệ thuật: ca dao có sức lan tỏa, thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Tác giả thể hiện lòng biết ơn ca dao và mẹ vì đã đem lại niềm đam mê ngây ngất trong tâm hồn mình.

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

  • Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.
  • Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao

2. Kĩ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng của họ. Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.

4. Định hướng phát triển năng lực

Giúp HS hình thành một số năng lực trong các năng lực sau:

  • Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp...
  • Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ văn học cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động thời xưa và năng lực tư duy phát hiện sự độc đáo trong nghệ thuật của ca dao.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Đã là người Việt, hẳn không ai không một lần ru hồn mình theo những giấc mơ đẹp của truyện cổ tích, lắng lòng với những lời ca dao, dân ca... Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân Việt Nam. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cây đàn ấy và những giai điệu tiêu biểu của nó: Những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung

Gv gọi nhóm HS đã chuẩn bị bài ở nhà:

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về thể loại ca dao?

- Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại ntn?

- Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?

- Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ?

- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.

* Gv lưu ý hs phân biệt ca dao - dân ca:

+ Ca dao là lời của dân ca.

+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,...)

+ Các thể thơ tiêu biểu

- Lục bát:

“Anh đi anh nhớ quê nhà …”

- Lục bát biến thể:

“Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”

- Thể vãn ba:

“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn tháng khốn tháng nạn

- Thể vãn bốn:

“Khăn thương nhớ ai …”

- Hướng dẫn đọc:

- Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.

- Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.

- Xác định chủ đề của các bài ca dao?

GV hd hs đọc – hiểu văn bản ca dao than thân.

- GV chia nhóm cho HS:

Câu hỏi nhóm 1: Nêu nhận xét về âm điệu của bài ca dao có gì đặc biệt? Chủ thể lời than là ai? Cách mở đầu ntn?

Câu hỏi nhóm 2:

- Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô - típ mở đầu bằng “Thân em...”? Từ đó cho em hiểu gì về đối tượng được nhắc đến trong bài ca dao?

- Câu hỏi nhóm 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Phân tích ý nghĩa biểu cảm của hình ảnh: tấm lụa đào.

- HS thảo luận, trình bày bằng SĐTD

- GV gọi các nhóm nhận xét, tiểu kết.

GV bình: Lẽ thường cuộc sống tương xứng dành cho người con gái có nhan sắc và phẩm hạnh tốt đẹp là cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Nhưng ở đây thân phận của cô chỉ được coi như “tấm lụa đào phất phơ giữa chợ”, như 1 món hàng giữa chợ đời.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV tổ chức trò chơi ”Tiếp sức”

- GV chia lớp ra làm 3 nhóm và nêu vấn đề: Hãy chép lại những bài ca dao bắt đầu bằng Thân em hoặc Thân em như...

- Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

- Hãy sáng tạo ca dao theo cách của em, bắt đầu bằng “Thân em” hoặc “Thân em như”

VD: Thân em như hạt mưa rào...; Thân em như giếng giữa đàng...; Thân em như miếng cau khô...; Thân em như cái chổi đầu hè...;...

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại

* Khái niệm

Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người.

* Phân loại: Theo nội dung chủ đề:

- Ca dao than thân

- Ca dao yêu thương tình nghĩa

- Ca dao hài hước

* Đặc sắc nghệ thuật

- Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).

- Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.

- Ngôn ngữ

+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).

- Cách cấu tứ:

+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.

VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;...

+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.

VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;...

+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)

VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua...

2. Văn bản

- Chủ đề: - Bài 1; 2: ca dao than thân.; Bài 3; 4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.

II. ĐỌC – HIỂU

1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1)

- Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.

- Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.

Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).

" Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.

" Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.

" Lời than thân đã trở thành “lời chung" của người phụ nữ trong XHPK bất công.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh- ẩn dụ " Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.

Thân em - tấm lụa đào - phất phơ giữa chợ.

- Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:

" Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.

" Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.

+ Cách xây dựng tương quan đối lập:

Hình ảnh tấm lụa đào tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:

" sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.

- Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử " Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.

+ Phất phơ " cái thế bấp bênh, chông chênh.

+ Biết vào tay ai " cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.

=> Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.

Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).

HS sáng tạo theo cách của mình, trình bày trước lớp. Hình thức đúng thể thơ lục bát. Nội dung hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm