Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 92

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 92: Nội dung và hình thức của văn bản văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

LỚP 10A2, 10A3: Các khái niệm về nội dung văn bản văn học và hình thức của văn bản văn học.

LỚP 10A8:

  • Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.
  • Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại.

2. Kĩ năng:

  • Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn.
  • Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Trân trọng các văn bản văn học – sản phẩm tinh thần của các tác giả; thấu hiểu, đồng cảm với những điều các tác giả kí ngụ trong mỗi văn bản, với vẻ đẹp của mỗi văn bản.Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản của tác phẩm văn học.Trân trọng tâm huyết, tài năng và sự sáng tạo của các tác giả.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa phép điệp và phép đối. Lấy ví dụ minh họa.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Ca dao VN có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu”... Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, ko thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu chuyên sâu về một phương diện nào đó của VBVH, người ta có thể chỉ đề cập đến 1 trong 2 mặt trên.

Hoạt động của GV&HS

Nọi dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu các khái niệm nội dung và hình thức của VBVH.

- Các yếu tố thuộc về mặt nội dung của VBVH?

- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó?

- Chủ đề là gì? VD?

- Em hiểu ntn về tư tưởng của văn bản? VD?

- Cảm hứng nghệ thuật là gì? Nêu cảm hứng nghệ thuật của Truyện Kiều?

- Nêu các khái niệm thuộc về mặt hình thức của VBVH?

- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó? VD minh họa?

Hs phát biểu.

Gv nhận xét, bổ sung, lưu ý: Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng làm nên giá trị của VBVH. Ko có 1 “hình thức thuần túy” mà chỉ có “hình thức mang tính nội dung” và cũng ko có 1 “nội dung trần trụi” thoát li hình thức.

* Ý nghĩa của nội dung và hình thức VBVH.

-Vai trò của nội dung và hình thức trong VBVH?

Hs đọc sgk, suy nghĩ, trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Luyện tập.

Hs thảo luận, phát biểu làm các bài tập.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án.

I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH

1. Các khái niệm thuộc về mặt nội dung

a. Đề tài:

- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong VB.

- VD:+ Đề tài người phụ nữ trong XHPK: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều),...

+ Đề tài người nông dân trước cách mạng: Lão Hạc, Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),...

b. Chủ đề

- Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó là vấn đề được nhà văn quan tâm và thể hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- VD: + Chủ đề của Truyện Kiều là vận mệnh của con người trong XHPK bất công tàn bạo.

+ Chủ đề của Chí Phèo là vấn đề người nông dân bị lưu manh hóa, phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân; tố cáo XHTD nửa PK chà đạp lên quyền sống của con người.

c. Tư tưởng của văn bản

- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.

- VD: Tư tưởng văn bản Truyện Kiều:

+ Tố cáo tất cả các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người (quan lại, quý tộc, những kẻ buôn thịt bán người; thế lực đồng tiền).

+ Khát vọng tình yêu tự do.

+ Ước mơ công lí.

+ Tư tưởng định mệnh.

d. Cảm hứng nghệ thuật:

- Là nội dung chủ đạo của văn bản. Nó là trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm, hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.

- VD: Cảm hứng nghệ thuật của Truyện Kiều:

+ Tố cáo, lên án các thế lực bạo tàn.

+ Đồng cảm, xót thương trước những khổ đau của con người.

+ Yêu thương, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của con người.

2. Các khái niệm thuộc về mặt hình thức

a. Ngôn từ

- Là yếu tố đầu tiên của VBVH.

- Các chi tiết, sự việc, hiện tượng, nhân vật,... đều được xây dựng bằng ngôn từ.

- Ngôn từ là cơ sở vật chất của VBVH, nhờ có chúng, ta mới lần lượt tìm hiểu được từng tầng nghĩa của VBVH.

- Biểu hiện trong câu, hình ảnh, giọng điệu VB.

- Ngôn từ trong mỗi VBVH cụ thể đều có cái chung mang tính quy ước của 1 cộng đồng dân tộc về cách dùng từ, đặt câu và diễn đạt...nhưng bao giờ cũng mang dấu ấn riêng của nhà văn (do khả năng và sở thích khác nhau)

b. Kết cấu

Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành 1 đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa.

c. Thể loại

Là những quy tắc tổ chức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch, trường ca,...

II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH

- Hình thức: ngôn từ, kết cấu, thể loại " là những yếu tố đầu tiên người đọc tiếp cận với VBVH.

- Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật, đặc biệt là 2 yếu tố sau là cái đọng lại trong lòng người đọc sau khi đọc tác phẩm.

" Yêu cầu: thống nhất giữa nội dung và hình thức.

+ Nội dung tư tưởng cao đẹp.

+ Hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.

III. Luyện tập

1. Bài 1:

So sánh đề tài của 2 tác phẩm: Tắt đèn và Bước đường cùng:

- Giống: Đề tài là viết về nông thôn và nông dân VN trước cách mạng Tháng 8- 1945.

- Khác: Tắt đèn " cuộc sống nông thôn và nông dân trong những ngày sưu thuế.

Bước đường cùng " tả cuộc sống cơ cực của nông dân bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng phải đứng lên chống lại.

2. Bài 2:

Tư tưởng bài Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm):

- Sự lo lắng mình ko trưởng thành, ko thành đạt, có nhiều khiếm khuyết sẽ phụ lòng mong mỏi và công sức nuôi dưỡng của mẹ.

- Đó cũng là biểu hiện cao độ của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình.

Đánh giá bài viết
1 156
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thêm