Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 9
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 9: Chiến thắng Mtao-Mxây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 10Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 10
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Bài học này giúp các em nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân: phấn đấu hy sinh vì danh dự, hạnh phúc yên vui của cộng đồng. Đây là ý nghĩa mãi mãi của sử thi Đăm Săn nói riêng và sử thi anh hùng nói chung.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, tổng hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao người ta thường gọi các áng sử thi Tây Nguyên là những bài “Khan”?
(Sử thi Đam Săn là loại sử thi dân gian anh hùng. Người Ê-Đê gọi sử thi là "khan” có nghĩa là một thể loại truyện kể bằng văn vần có xen kẽ văn xuôi, khi diễn xướng có sử dụng hình thức đối đáp và đôi khi có kèm theo điệu bộ. Câu thơ, câu văn trong sử thi Đam Săn được liên kết bằng những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể, với nhiều nét phóng đại, tượng trưng và giàu màu sắc thần thoại. Nghe kể "khan" là niềm say mê vô hạn của đồng bào Ê-Đê Tây Nguyên).
- Hãy giới thiệu về Sử thi Đam Săn theo hiểu biết của em.
Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây được mô tả như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khan Đăm Săn, bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Chiến thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn. Nhưng vẻ đẹp của Đăm Săn không chỉ thể hiện ở cuộc chiến đấu với Mtao Mxây mà còn thể hiện ở cảnh ăn mừng chiến thắng. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng Tóm tắt nghi lễ và sự kiện? ? Cảm nhận vẻ đẹp của Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng? ? Đặc điểm của văn phong sử thi ở đoạn này? Thảo luận: sự kiện của đoạn trích là cuộc giao tranh, nhưng có miêu tả nhiều cảnh đổ máu,chết chóc không? miêu tả nhiều cảnh gì? (tả đậm nét cảnh ăn mừng chiến thắng, tả trận đánh nhưng hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, thống nhất cộng đồng). ?Qua đoạn trích, hãy nêu nhận thức của em về vẻ đẹp của nghệ thuật và tư tưởng trong đoạn trích, cũng như sử thi Đăm Săn nói chung? HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Cho học sinh làm bài luyện tập trang 36 Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Gv hướng dẫn HS nghiên cứu bài học, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống sau: - Là một nhà lãnh đạo trong tương lai, em cần học được từ Đăm Săn những phẩm chất nào? - HS suy nghĩ, trình bày. - Vai trò của các sáng tác sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay ? Theo em cần làm gì để những giá trị tinh thần ấy được giới trẻ đón nhận, để văn hóa Tây Nguyên nói chung và giá trị VHDG không bị mai một ? - HS thảo luận nhóm, trả lời. | II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (tiếp) 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng - Nghi lễ: + tế lễ thần linh + tổ chức ăn mừng: đánh chiêng, rượu thịt nhiều vô kể + mọi người chúc mừng… Quan niệm tôn thờ thần linh, tập tục ăn mừng chiến thắng của người Ê- Đê - Hình ảnh Đăm Săn: +Lời hiệu triệu: ơ các con, ơ các con…, hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng… +Lời chỉ huy, ra lệnh: hãy đánh chiêng lên, hãy đi lấy rượu… + Hình dáng, cơ thể: đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch, bắp chân to bằng cây xà ngang… +Trang phục: ngực quấn một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.. +Hình ảnh ăn uống, vui chơi: uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán ,tóc thả trên sàn… +Sức mạnh: nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc -> Hình tượng Đăm Săn được miêu tả đậm nét, toàn diện, toả sáng vẻ đẹp kỳ vĩ, trong thái độ ngưỡng mộ tôn thờ của cộng đồng. Người anh hùng sử thi trở nên chói sáng là tâm điểm của cộng đồng. - Đặc điểm nghệ thuật: những đoạn văn dài, câu dài với so sánh phóng đại trùng điệp, liệt kê trùng điệp, kiểu câu cảm thán, hô ngữ, hình ảnh hào hùng, nhịp điệu nhịp nhàng, sôi nổi…tạo nên vẻ đẹp của văn phong sử thi - Ý nghĩa của việc mô tả đậm nét cảnh ăn mừng chiến thắng: +Bộc lộ quan điểm về chiến tranh bộ tộc lúc bấy giờ: mở rộng cộng đồng, đồng tình với sự phát triển, lớn mạnh của cộng đồng =>Cho nên bộc lộ niềm vui say sưa ca ngợi chiến thắng, hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ đoàn kết. Đó là khát vọng lớn lao cao đẹp của xã hội Ê-đê. III. TỔNG KẾT 1. Vẻ đẹp của nghệ thuật sử thi: -Xây dựng hình tượng anh hùng kỳ vĩ tầm vóc thần linh - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, trang trọng với phép so sánh và phóng đại độc đáo - Câu cảm thán, hô ngữ, trùng điệp, liệt kê, => Tạo nên một phong cảnh riêng cho Sử thi: phong cách lãng mạn hào hùng, đầy sức hấp dẫn. 2. Vẻ đẹp của nội dung tư tưởng: - Ca ngợi người anh hùng tài năng, phẩm chất cao đẹp: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với sự phồn vinh của thị tộc - Khát vọng cao đẹp của con người đã được khẳng định từ ngàn xưa IV. LUYỆN TẬP: Luyện tập bài ở SGK - Đề cao vai trò của thần linh trợ giúp con người trong buổi đầu xây dựng bờ cõi - quan niệm của người xưa. - Cũng chính là đề cao con người có trí tuệ sức mạnh như thần linh. Thần linh và con người gần gũi mật thiết. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ. àVai trò của con người và thần linh trong cuộc chiến đầu của Đăm Săn (Trời góp ý, phút loé sáng của người anh hùng, vừa là sự thông minh, khéo léo của nhân dân chỉ vẽ cho chàng.Ông trời- sức mạnh của thần linh, vừa là trí tuệ của nhân dân. Trong cuộc chiến này có sức mạnh con người, thần linh, tâm hồn và trí tuệ người anh hùng). Tuy nhiên vai trò đó chỉ mang tính gợi ý chứ không quyết định. *Gợi ý: - Tinh thần trách nhiệm xây dựng cộng đồng - Trọng danh dự biết chiến đấu chống lại các thế lực thù địch để bảo vệ danh dự cộng đồng - Biết tập hợp sức mạnh và tinh thần đoàn kết toàn dân - Dám đương đầu với khó khăn, thử thách, lòng dũng cảm, tinh thần hiệp nghĩa. *Các sáng tác STTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng: - Phản ánh đời sống văn hóa tinh thần người Tây Nguyên - Khẳng định những phẩm chất của người anh hùng… * Biện pháp - Tuyên truyền… - Hình thức quảng bá văn hóa và giới thiệu sử thi. - Có hình thức dạy học phù hợp tạo hứng thú với thế hệ trẻ. |