Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 40: Tóm tắt văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm văn bản tự sự

b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần để tóm tắt văn bản tự sự.

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

d/Vận dụng cao: tóm tắt được văn bản tự sự

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu sơ đồ tóm tắt theo nhân vật chính của một số tác phẩm như Thánh Gióng, Tấm Cám…

- Từ đó GV giới thiệu vào bài mới.Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 3 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Nhân vật văn học là gì?

Nhóm 2: Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?

Nhóm 3: Nêu mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

1. Nhân vật văn học là gì?

- Là hình tượng con người, có thể là loài vật cây cỏ được nhân cách hóa.

- Nhân vật thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng, có ngoại hình, hành động tình cảm và có quan hệ với nhân vật khác và thường được bộc lộ qua diễn biến của truyện.

- Tuỳ theo vai trò, vị trí tầm quan trọng của nhân vật người ta chia ra nhân vật chính và nhân vật phụ.

2. Tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật chính

- Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc xảy ra với nhân vật đó.

3. Mục đích

- Ghi chép làm tài liệu, dẫn chứng, kể người khác nghe.

- Để dễ nhớ, để hiểu, đánh giá nội dung văn bản.

3. Yêu cầu

+ Trung thành với văn bản gốc.

+ Nêu được đặc điểm và các sự việc xảy ra đối với nhân vật chính.

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

a) Mục đích: HS biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nv chính.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1, nhóm 2: Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dựa theo nhân vật An Dương Vương. Cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật?

Nhóm 3, nhóm 4: Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dựa theo nhân vật Mị Châu. Cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Hai câu đầu: Vẻ đẹp kì vĩ của con người và khí thế hào hùng của thời đại.

* Câu 1: Vẻ đẹp của con người thể hiện ở:

- Tư thế: Cắp ngang ngọn giáo (hoành sóc). Cây trường giáo như phải đo bằng chiều ngang của non sông " tư thế hiên ngang.

- Tầm vóc: sánh ngang tầm vũ trụ  con người kì vĩ như át cả không gian, thời gian.

+ Không gian (non sông): mở ra theo chiều rộng của núi sông và chiều cao của sao Ngưu.

+ Thời gian (cáp kỉ thu): không phải trong chốc lát mà mấy năm rồi (trải dài theo năm tháng).

- Hành động: Trấn giữ đất nước

-> Hình ảnh người tráng sĩ xông xáo tung hoành, bất chấp nguy hiểm luôn vươn tới khát vọng hoài bão lớn.

* Câu 2:

- Ba quân: + Quân đội nhà Trần (nghĩa hẹp) + Sức mạnh dân tộc (nghĩa rộng)

- Như hổ báo So

Nuốt trôi trâu sánh

" Vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đất nước đang bừng bừng hào khí Đông A.

Hai câu cuối: Cái chí và cái tâm của người anh hùng

* Cái chí:

- Là chí làm trai mang tư tưởng tích cực: Lập công( để lại sự nghiệp), lập danh(để lại tiếng thơm) được coi là món nợ đời phải trả.

- Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ sẵn sàng chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước , cứu dân.

* Cái tâm: thể hiện qua nỗi :

- “Thẹn”: + Chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu

+ Vì chưa trả xong nợ nước

" Nỗi “Thẹn” không làm con người thấp bé đi mà trái lại nâng cao nhân cách con người.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

1. Xét ngữ liệu SGK:

- Nhân vật chính của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:

* Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương:

+ An Dương Vương xây Loa Thành cứ đắp xong lại đổ.

+ Nhà vua lập đàn cầu đảo bách thần, được Rùa Vàng giúp sức, xây thành trong nửa tháng thì xong.

+ Rùa Vàng còn giúp An Dương Vương bảo vệ thành bằng cách ban cho An Dương Vương một chiếc móng vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại.

+ Triệu Đà xin cầu hòa và cầu hôn Mị Châu là con gái An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy.

+ Lợi dụng sự ngây thơ của Mị Châu, Trọng Thủy đã đánh tráo lẫy nỏ mang về nước.

+ Triệu Đà sang xâm lược. An Dương Vương chủ quan, khinh địch nên đã bị thất bại.

+ An Dương Vương thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được Rùa chỉ cho biết Mị Châu chính là “giặc”.

+ An Dương Vương rút kiếm chém Mị Châu, sau đó cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển.

* Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu:

+ Mị Châu là con gái vua An Dương Vương.

+ Sau khi vua cha xây được thành và có lẫy nỏ thần, Mị Châu được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà – người đã từng dấy binh xâm lược Âu Lạc và bị An Dương Vương đánh bại.

+ Vì ngây thơ, cả tin, Mị Châu đã tiết lộ bí mật về nỏ thần cho Trọng Thủy và sau đó, nỏ thần bị Trọng Thủy đánh tráo.

+ Trọng Thủy trở về nước, cùng cha dấy binh xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương thất bại. Mị Châu theo cha chạy trốn, vừa chạy vừa rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng.

+ Khi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng. Rùa hiện lên và báo cho nhà vua biết Mị Châu chính là giặc.

+ Trước khi bị vua cha chém, Mị Châu khấn: nếu có lòng phản nghịch thì chết đi sẽ hóa thành cát bụi, nếu một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc.

+ Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, trai ăn phải đều biến thành hạt châu.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập

a) Mục đích: HS nắm được lí thuyết để làm bài tập.

b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 3 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc và làm các bài tập sgk tr122

Nhóm 1: Bài tập 1

Nhóm 2: Bài tập 2

Nhóm 3: Bài tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

III. Luyện tập

1. Bài tập 1 (sgk/ tr 122):

a.- Văn bản 1: Tóm tắt toàn bộ câu chuyện để giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản.

- Văn bản 2: Bắt đầu từ “chàng Trương đi đánh giặc…thì không kịp nữa” "dùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến.

b. - Văn bản 1:Tóm tắt đầy đủ câu chuyện.

- Văn bản 2: Chỉ lựa chọn một số sự việc chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ một ý kiến.

2. Bài tập 2:

Tóm tắt truyện ADV và MC – TT dựa theo nhân vật Trọng Thủy:

- Triệu Đà nhiều lần cất quân đánh sang Âu Lạc những điều thất bại bèn sai con trai sang hỏi Mị Châu để cầu hòa. Sau khi An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thuỷ xin ở lại Loa Thanh để chờ có cơ hội dò xét “bí quyết’ đánh giặc của An Dương Vương. Một hôm trong khi nói chuyện, Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Xem xong, Thuỷ ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt vàng rồi xin phép Thục Phán được về phương bắc thăm cha. Trước khi ra đi, Trọng Thuỷ còn cùng với Mị Châu hứa hẹn: nếu sau này lỡ chẳng may li tán thì cứ theo dấu lông ngỗng dứt ra từ chiếc áo của Mị Châu mà tìm.

- Trọng Thủy về phương Bắc chế nỏ rồi cùng cha kéo quân xuống phương Nam. Thế quân đang mạnh lại gặp lúc An Dương Vương có ý chủ quan nên chẳng mấy chốc quân của Trọng Thủy đã chiếm được Loa Thành. Không thấy vợ ở trong thành, Thủy tức tốc phi ngựa theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo. Thế nhưng đến sát bờ biển, Thủy đã thấy Mị Châu đã chết tự bao giờ. Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm, Trọng Thủy nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này mà rửa ngọc minh châu thì thấy ngọc cứ ngày một sáng thêm lên.

3. Bài tập 3:

Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm:

- Tấm mồ côi cha từ nhỏ. Cô phải sống cùng với mụ dì ghẻ và cô em gian ác. Trong mọi việc, Tấm luôn là người phải chịu thiệt thòi. Đi bắt tôm bắt tép, Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép đầy. Tấm nuôi được con cá Bống, mẹ con Cám lại lừa giết thịt ăn.

- Ngày nhà vua mở hội, mụ dì ghẻ lại lấy gạo và thóc trộn lẫn với nhau bắt Tấm nhặt xong mới được đi xem. Trong tất cả những lần như thế Tấm đều được Bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Nhờ có Bụt, ngày hội Tấm có quần áo đẹp, khăn đẹp và giầy đẹp. Đi xem hội, Tấm sơ ý đánh rơi mất chiếc giày nhưng cũng may nhờ chiếc giầy ấy, Tấm trở thành hoàng hậu. Ghen ghét, mẹ con cám lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào cung để thế chân.

- Tấm chết, biến hoá nhiều lần thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửa. Mỗi lần như thế lại là một lần Tấm bị mẹ con Cám lập mưu hãm hại. Cuối cùng Tấm biến thành quả thị, âm thầm giúp việc nấu cơm, quét dọn cho bà hàng nước. Nhưng rồi bà cụ cũng phát hiện ra. Bà xé tan vỏ thị và thế là từ đấy Tấm sống cùng bà. Một hôm nọ vua đến quán này uống nước, ăn miếng trầu cánh phượng, vua thấy quen và thế là vua nhận ra người vợ yêu quý của mình. Tấm thẳng tay trừng trị mẹ con nhà Cám rồi trở lại cuộc sống hạnh phúc bên vua..

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích:Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

GV cho hs thảo luận nhóm với đề bài sau:

Tóm tắt truyện Tấm cám theo nhân vật Cám :

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Vận dụng: Tóm tắt truyện Tấm cám theo nhân vật Cám :

- Cám xấu tính nhưng lại phải sống bên người chị cùng cha khác mẹ hiền lành, xinh đẹp nên lúc nào cũng tỏ ra ganh ghét. Được mẹ đứng sau hậu thuẫn, Cám luôn tìm cách để đày đọa chị. Cùng đi hớt tép nhưng Cám lười nhác không bắt được con nào. Cám lừa chị hụp xuống ao để trút giỏ tép mang về. Thấy Tấm nuôi được con cá Bống, Cám lại lừa bắt và giết thịt. Ngày hội, Cám sắm sửa quần áo đẹp đi chơi. Thấy vua mời các thiếu nữ thử giày kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không được.

- Ghen tức vì Tấm được làm hoàng hậu, nhân ngày dỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cau rồi giết Tấm. Cám vào cung thay chị. Một hôm đang giặt áo, Cám lại nghe tiếng chim vàng anh hót lời của Tấm. Cám tức giận bắt chim làm thịt rồi nói dối vua. Tưởng đã an tâm nhưng một thời gian sau ở vườn ngự lại mọc lên hai cây xoan đào rất đẹp. Nhà vua lấy làm yêu thích lắm. Biết chuyện Cám lại sai cho lính chặt cây đóng thành khung cửi. Thế nhưng cứ mỗi lần ngồi vào khung cửi, cám lại nghe thấy tiếng chửi rủa mình. Không chịu được, Cám đốt quách khung cửi rồi đổ tro ra mãi bên đường.

- Lạ thay một hôm không biết từ đâu Tấm trở về. Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa thì tỏ ra ham muốn. Cuối cùng Cám chết một cách thích đáng vì sự tham lam và ngu ngốc của mình.

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

2. Kĩ năng:

  • Tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa và phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
  • Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể

Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có thái độ nghiêm túc khi tóm tắt văn bản tự sự; Tự giác làm thêm bài tập luyện tập.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động (thao tác) có tính phổ cập cao trong đời sống hàng ngày của con người. Trong nhà trường THCS, các em đã được rèn luyện việc tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện. Ở lớp 10, bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD hs tìm hiểu mục I- SGK.

- Nhân vật văn học là gì?

- Thế nào là nhân vật chính?

- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?

GV HD hs tìm hiểu mục II – SGK.

- Xác định các nhân vật chính của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy?

- Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương?

+ Lai lịch nhân vật? (họ tên, cương vị?)

+ Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những nhân vật chính và diễn biến cốt truyện?

Yêu cầu 1-2 hs trình bày văn bản tóm tắt của mình.

- Văn bản tóm tắt: ADV là vua nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán, xây thành ở đất Việt Thường nhưng lạ thay cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. Vua bèn lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần. Được sự mách bảo của cụ già và sự giúp đỡ của Rùa Vàng, vua xây thành xong trong nửa tháng. Khi từ biệt, Rùa Vàng còn cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ giữ nước. Nhờ có nỏ thần, vua đã đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của Triệu Đà. Triệu Đà thua, liền bày mưu sâu kế hiểm cầu hòa và cầu hôn cho con trai TT lấy MC. TT đánh tráo lẫy thần, Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc. Mất nỏ thần, ADV thua trận, bèn cùng con gái lên ngựa chạy trốn về phía biển. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Hiểu rõ nguồn cơn, vua rút gươm chém MC, sau đó cầm sừng tê bảy tấc theo thần Rùa đi xuống biển.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV Hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập SGK.

Hs đọc yêu cầu, thảo luận làm các bài tập trong sgk.

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

1. Nhân vật văn học: Là hình tượng con người (loài vật, cây cỏ,... được nhân cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học, thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,... có quan hệ với những nhân vật khác và thường bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện.

2. Nhân vật chính: Là nhân vật giữ vai trò then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm.

3. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

- Mục đích:

+ Nắm vững tính cách và số phận nhân vật chính.

+ Góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

- Yêu cầu:

+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản.

+ Trung thành với văn bản gốc.

+ Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.

III. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

1. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy theo nhân vật chính:

- Các nhân vật chính của truyện: ADV, MC và TT.

- Nhân vật An Dương Vương:

+ Là vua nước Âu Lạc, họ Thục, tên Phán.

+ Các hành động, lời nói, việc làm chính:

Quá trình xây thành khó khăn" được Rùa Vàng giúp.

-chiến thắng Triệu Đà. -> gả con gái là MC cho, Triệu Đà xâm lược lần, An Dương Vương thất bại, đem con gái chạy trốn.

" An Dương Vương chém con gái rồi theo Rùa Vàng xuống biển.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật chính theo diễn biến của các sự việc đó bằng lời văn của mình (kết hợp với việc dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

II. LUYỆN TẬP

1. Bài 1:

-VB (2) tóm tắt phần 1 của cốt truyện (từ lúc Trương Sinh đánh giặc trở về, hiểu lầm, nghi oan cho vợ, đến khi nghe lời đứa con mới hiểu rõ sai lầm của mình).

-Mục đích tóm tắt: VB (1)- làm rõ cốt truyện.

VB (2)- ghi chép tài liệu để minh hoạ cho ý kiến.

- Cách tóm tắt: VB (1)- dựa theo nhân vật chính và diễn biến của sự việc"đầy đủ.

VB (2)- dựa theo diễn biến sự việc" lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu để phục vụ minh họa ý kiến.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm