Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Thơ hai-cư của Ba-sô theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 52: Thơ hai-cư của Ba-sô được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ Hai - cư.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu tranh ảnh về đất nước, văn hóa Nhật Bản cho hs xem

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

+ Nhìn hình đoán tác giả thơ nước ngoài

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

Khi nhắc đến văn học Nhật Bản, chúng ta không thể quên một thể thơ độc đáo, đó là thơ Hai cư và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thể thơ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a) Mục đích: Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Haikư.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

-Hãy nêu những hiểu biết của mình về Ba-sô?

-Em hiểu như thế nào về thể thơ haikư?

-Thơ Hai-cư có những đặc điểm nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.

Tác giả: Matsuo Bashô (1644 – 1694)

- Là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.

- Gia đình võ sĩ cấp thấp.

- Khoảng năm 28 tuổi ông đến Ê- đô (nay là Ki-ô tô), sinh sống và làm thơ hai - cư với bút danh là Ba sô.

Thơ hai cư là thể thơ dân tộc của nước Nhật

+ Thể thơ: ngắn nhất thế giới: 17 âm tiết chia làm ba đoạn với rất ít từ.

+ Quý ngữ: từ chỉ mùa -> dấu hiệu cho biết bài thơ làm vào thời điểm nào -> nói về cảnh vật trước mắt, là thơ của hiện tại -> gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

+ Thủ pháp tượng trưng: lựa chọn những chi tiết đặc sắc nhất của sự vật có thể biểu hiện toàn thể -> thuỷ mặc.

+ Nội dung: một khoảnh khắc của sự vật và đỉnh điểm của cảm xúc.

+ Thiên nhiên và triết lý về thiên nhiên: thiên nhiên bình thường, nhỏ bé, dễ bị lãng quên…

+ Cảm thức thẩm mỹ: có những nét thẩm mỹ riêng, rất cao và tinh tế. Haikư đề cao cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi), u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng (karumi)…

+ Ngôn ngữ: mang tính gợi chứ không tả, ít tính từ và trạng từ. Kiệm lời đến tối đa.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I : Tìm hiểu chung

1) Tác giả Ba Sô

- Quê quán: I- ga (nay là tỉnh Mi-ê)

- Gia đình: Võ sĩ cấp thấp

- Bản thân:

+ 30 tuổi chuyển đến Ê- đô (Tôkyô) sống và sáng tác thơ Haicư với bút danh Ba Tiêu.

+ 10 năm cuối đời đi khắp đất nước viết du kí và làm thơ Hai cư. Mất ở Ô xa ka năm 50 tuổi.

+ Tác phẩm nổi tiếng nhất: Lối lên miền Ô ku.(1698)

2) Về thể thơ Hai- cư.

a/ Hai cư ( Hai cu hoặc Hai- Kai)

- Hình thức: Vào loại ngắn nhất thế giới – cả bài chỉ gồm 17 âm tiết ngắt thành 3 đoạn: 5-7-5.

- Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có 1 hàng. (1 câu thơ)

- 3 dòng thơ có chức năng như sau:

+ Dòng 1: Giới thiệu.

+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên chuẩn bị cho dòng 3.

+ Dòng 3: Kết lại ý thơ nhưng không rõ ràng, mở ra suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc.

b/ Đặc điểm.

- 1 phong cảnh, 1 vài sự vật cụ thể thể hiện 1 tứ thơ, 1 xúc cảm, suy tư của người viết

- Thời điểm xác định theo mùa: quý ngữ (ki-go) – từ chỉ mùa bắt buộc trong mỗi bài thơ.

- Thủ pháp tượng trưng.

+ Thể hiện 1 khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm cảm xúc (hàm xúc gợi mà không tả)

+ Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên.

+ Thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo và tinh thần văn hóa phương Đông- cách nhìn nhất thể hóa: Trời - đất, con người vạn vật ... là 1 quan hệ khăng khít.

+ Ngôn ngữ : dùng ít các tính từ, trạng từ cụ thể hóa sự vật, hạn chế tưởng tượng của người đọc. Dùng nhiều danh, động từ gợi tưởng tượng, suy ngẫm,

+ Mơ hồ là đặc điểm ngôn ngữ quan trọng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những bài thơ 1, 2, 3, 6

a) Mục đích:

+ Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Haikư.

+ Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1: Ba-sô ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết?

Nhóm 2: Tìm quý ngữ ở bài 2?

- Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó?

Gv gợi mở: Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm Ba-sô 40 tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà nên đã ghé về thăm quê mới biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc...

Nhóm 3: ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc?

- Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ?

- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn?

Gv gợi mở: Hồ Bi-oa- hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Xung quanh hồ, người ta trồng rất nhiều hoa anh đào. Khi gió thổi, cánh hoa đào rụng lả tả như mưa hoa. Cánh hoa mong manh rụng xuống mặt hồ làm nó lăn tăn sóng gợn...

Nhóm 4: Tìm quý ngữ trong bài thơ?

- Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên?

- Tìm mối tương giao của cảnh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

Nhóm 1: Bài một

- Quý ngữ: Mùa thu- mùa sương.

- Tứ thơ: Đất khách, đất lạ hóa thành quê khi đã 1 thời gian sống và gắn bó- xa cách.

- Có thể chịu ảnh hưởng của bài: “ Độ tang càn” (kiền) – Qua bến Tang càn của Giả Đảo đời Đường

Phiên âm:

Khách xá tinh châu dĩ thập xương. Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương.

Vô đoan cách độ tang càn thủy.

Khước vọng tinh châu thị cố hương.

Dịch thơ:

Tinh Châu đất khách trải 10 hè.

Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ về.

Qua bến Tang càn vô tích nữa

Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê

- Gần với tứ thơ của Chế Lan Viên

“ Khi ta ở.... tâm hồn”

- Cách biểu hiện tứ thơ súc tích, rất gợi, không còn những liên tưởng gián tiếp.

Nhóm 2: Bài 2

- Quý ngữ: chim đỗ quyên " mùa hè.

- Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) " về quê (20 năm) " trở lại kinh đô.

- Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) " nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua " nỗi niềm hoài cổ.

Nhóm 3. Bài 3

- Hình ảnh mái tóc bạc " di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ.

- Quý ngữ: làn sương thu " hình ảnh đa nghĩa:

+ Giọt lệ như sương.

+ Tóc mẹ như sương.

+ Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.

- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” " nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ " tình cảm mẫu tử cảm động.

Nhóm 4: Bài 6

- Quý ngữ: hoa anh đào " mùa xuân.

- Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn " cảnh tĩnh, đơn sơ, giản dị và đẹp.

- Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bài một:

- Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê.

- Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô.

Cố hương- quê cũ (nơi gắn bó máu thịt.

- Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên).

2) Bài hai.

- Quý ngữ: Chim đỗ quyên: Mùa hè.

- Sự chuyển đổi cảm giác: Âm thanh tiếng chim gợi nhớ kinh đô

- Ở kinh đô mùa hè- hiện tại, mà nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua.

- Liên hệ với 2 câu thơ của Bà huyện Thanh Quan:

« Nhớ nước đau lòng…. cái gia gia »,

-> Cả 2 bài thơ nói đến tình cảm gắn bó sâu nặng với mảnh đất mình đã và đang sống nhưng mỗi bài có cách thể hiện riêng.

3. Bài ba.

- Quý ngữ: Làn sương thu, làn tóc mẹ

+ Làn sương thu: cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như sương. hay là dòng nước mắt khóc xót thương của người con.

- 1684, Ba sô 40 tuổi. Từ xa trở về thăm nhà. Về đến nơi mới hay tin mẹ mất.Người anh đưa cho ông di vật của mẹ đó là mái tóc bạc. Ông viết bài thơ này

- Hiểu được mớ tóc, di vật còn lại của mẹ, Ba-sô cầm trong tay. Hình ảnh "Làn sương thu" mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng.

4) Bài sáu

- Quý ngữ: Hoa anh đào- Mùa xuân.

- Hoa anh đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm làn nước hồ gợn sóng

- Triết lí: sự tương giao các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên.

Theo quan niệm Thiền tông và Lão Trang, thế giới không phải bao gồm những sự vật đơn lẻ, mà tất cả các sự vật đều tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Triết lí sâu sắc nhưng được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm xúc thẩm mĩ nhẹ nhàng trong thơ Ba- sô

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Thơ hai-cư và đặc trưng của nó.
  • Thơ hai-cư của Ba-sô.
  • Hình ảnh thơ mang tính triết lí, giàu liên tưởng.

2. Kĩ năng: Cách tìm hiểu thể thơ hai-cư.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác đọc thêm về thơ hai-cư; tập làm thơ hai – cư. Trân trọng một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản; biết yêu quê hương, đất nước; biết yêu thiên nhiên.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Nếu dân tộc ta tự hào với thể thơ lục bát, người Trung Quốc tự hào vì có thơ Đường,... thì người Nhật Bản lại tự hào vì có thơ Hai-cư, một thể thơ có số lượng âm tiết ngắn nhất thế giới. Trong số rất nhiều thi sĩ làm thơ Hai-cư, M. Ba-sô được đánh giá là bậc thầy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài thơ Hai-cư tiêu biểu của ông.

Hoạt động của GV&HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.

Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.

GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Hs đọc phần tiểu dẫn-sgk.

- Cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô có gì đáng chú ý? Trình bày bằng SĐTD

Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư?

Tinh thần Thiền tông: con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên có sự tương giao và chuyển hóa lẫn nhau.

GV HD HS đọc – hiểu văn bản.

Kĩ thuật: Chia nhóm

Nhóm 1: Tình cảm thân thiết, gắn bó của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 ntn?

- Ở bài số 1, em thấy Ba-sô ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết?

Nhóm 2: Tìm quý ngữ ở bài 2?

- Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó?

Gv gợi mở: Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm Ba-sô 40 tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà nên đã ghé về thăm quê mới biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc...

Nhóm 3: ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc?

- Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ?

- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn?

Gv gợi mở: Hồ Bi-oa- hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Xung quanh hồ, người ta trồng rất nhiều hoa anh đào. Khi gió thổi, cánh hoa đào rụng lả tả như mưa hoa. Cánh hoa mong manh rụng xuống mặt hồ làm nó lăn tăn sóng gợn...

Nhóm 4: Tìm quý ngữ trong bài thơ?

- Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên?

- Tìm mối tương giao của cảnh?

Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.

? Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ ?

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Hãy sáng tác một bài thơ Hai-cư với đề tài tự chọn.

HS làm bài, trình bày.

GV nhận xét, sửa chữa cho HS.

I. Tìm hiểu chung

1. Vài nét về Ba-sô

- Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694).

- Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê)

- Gia đình: võ sĩ cấp thấp.

- 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu).

- 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước.

- Con người: tài hoa, ưa lãng du.

- Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư.

- Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689).

2. Thể thơ Hai-cư

- Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5).

- Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ).

- Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông.

- Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng.

- Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả.

-Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, khoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Bài 1

- Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê.

- Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô.

Cố hương- quê cũ" nơi gắn bó máu thịt.

- Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên).

2. Bài 2

- Quý ngữ: chim đỗ quyên " mùa hè.

- Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) " về quê (20 năm) " trở lại kinh đô.

- Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) " nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua " nỗi niềm hoài cổ.

3. Bài 3

- Hình ảnh mái tóc bạc " di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ.

- Quý ngữ: làn sương thu " hình ảnh đa nghĩa:

+ Giọt lệ như sương.

+ Tóc mẹ như sương.

+ Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.

- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” " nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ " tình cảm mẫu tử cảm động.

4.Bài 6

- Quý ngữ: hoa anh đào " mùa xuân.

- Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn " cảnh tĩnh, đơn sơ, giản dị và đẹp.

- Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.

III/ Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Câu thơ ngắn, hàm súc.

- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng.

2. Nội dung: Thơ Ba – sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương xứ sở.

Yêu cầu:

- Về hình thức: đúng hình thức nghệ thuật của thơ Hai-cư.

- Về nội dung: đề tài tự chọn.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Thơ hai-cư của Ba-sô theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm