Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 đầy đủ các môn học

Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 đầy đủ các môn học cả năm của các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật,... Các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về để chuẩn bị cho năm học mới.

Chuẩn kiến thức cần đạt trong 35 tuần tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học các môn lớp 5 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

1. Chuẩn kiến thức môn Toán lớp 5

Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 5 bao gồm tên bài dạy, yêu cầu cần đạt, các phần ghi chú chi tiết, mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú,

Bài tập cần làm

1

Ôn tập:

Khái niệm về phan số (tr.3)

Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số

Bài 1; Bài 2

Bài 3; Bài 4

Ôn tập:

Tính chất cơ bản của phân số (tr.5)

Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản)

Bài 1

Bài 2

Ôn tập :

So sánh hai phân số (tr. 6)

Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự

Bài 1

Bài 2

Ôn tập:

So sánh hai phân số (tiếp theo) (tr.7)

Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số cùng tử số

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Phân số thập phân

(tr.8)

Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thạp phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.

Bài 1; Bài 2

Bài 3

Bài 4 (a,c)

2

Luyện tập

(tr.9)

Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.

Bài 1; Bài 2

Bài 3

Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số

(tr.10)

Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.

Bài 1

Bài 2(a,b)

Bài 3

Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số

(tr11)

Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.

Bài 1(cột 1,2)

Bài 2(a,b,c)

Bài 3

Hỗn số

(tr.12)

Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

Bài 1

Bài 2a

Hỗn số (tiếp theo)

(tr.13)

Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập

Bài 1(3 hỗn số đầu)

Bài 2 (a,c)

Bài 3(a,c)

3

Luyện tập

(tr.14)

Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết cách so sánh hỗn số.

Bài 1(2 ý đầu)

Bài 2(a,d)

Bài 3

Luyện tập chung

(tr.15)

Biết chuyển:

- Phân số thành phân số thập phân.

- Hỗn số thành phân số.

Số đo từ đơn vị bé ra đơnvị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo

Bài 1

Bài 2 (2 hỗn số đầu)

Bài 3

Bài 4

Luyện tập chung

(tr.15)

Biết:- Cộng, trừ phân số, hỗn số.

- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.

- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

Bài 1(a,b)

Bài 2 (a,b)

Bai 4 (3 số đo: 1, 3, 4)

Bài 5

Luyện tập chung

(tr.16)

Biết:- Nhân, chia hai phân số.

- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.

Bài 1

Bài 2

Bai 3

Ôn tập về giải toán (tr.17)

Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

Bài 1

4

Ôn tập và bổ sung về giải toán

(tr.18)

- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bấy nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

Bài 1

Luyện tập

(tr.19)

- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

Bài 1

Bài 2

Bài 4

Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo)

(tr.20)

- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một tring hai cách “Rút về đơn vị” hoặc Tìm tỉ số”.

Bài 1

Luyện tập

(tr.21)

- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”

Bài 1

Bài 2

Luyện tập chung (tr.22)

- Biết giả bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách
“Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

Bài 1

Bài 2Bài 3

5

Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài (tr. 22)

- Biết gọi tên, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.

Bài 1,

Bài 2 (a,c),

Bài 3.

Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng (tr. 23)

- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.

- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lường.

Bài 1

Bài 2

Bài 4

Luyện tập (tr. 24)

- Biết tính diện tích một hinh quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Biết cách giải bài toán với các số đo dài, khối lượng.

Bài 1

Bài 3

Đề-ca-mét vuông. Héc-tô- mét vuông (tr. 25)

- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.

- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.

- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích (tr. 27)

- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.

Bài 1

Bài 2a (cột 1)

Bài 3

6

Luyện tập (tr. 28)

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo độ diện tích.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

Bài 1a (2 số đo đầu),

Bài 1b (2 số đo đầu),

Bài 2,

Bài 3 (cột 1),

Bài 4.

Hec-ta (tr. 29)

Biết:

- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.

- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.

- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta).

Bài 1a (2 dòng đầu)

Bài 1b (cột đầu)

Bài 2

Luyện tập (tr.30)

Biết:- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vân dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.

- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.

Bài 1 (a,b)

Bài 2

Bài 3

Luyện tập chung (tr. 31)

Biết:

- Tính diện tích các hình đã học.

- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.

Bài 1

Bài 2

Luyện tập chung (tr. 31)

Biết:

- So sánh các phân số, tính gí trị biểu thức với phân số.

- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó

Bài 1

Bài 2 (a,d)

Bài 4

7

Luyện tập chung (tr. 32)

Biết:

- Mối quan hệ giữa: 1 và 1/10, 1/10 và 1/100, 1/100 và 1/1000.

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bài toán liên quan đến trng bình cộng.

Bai 1,

Bài 2,

Bài 3.

Khái niệm số thập phân

(tr.33)

- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.

Bài 1,

Bài 2.

Khái niệm số thập phân (tt)

(tr. 36)

Biết:- Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).

- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thậpphân.

Bài 1,

Bài 2.

Hàng của số thập. Đọc, viết số thập phân(tr. 37)

Biết:- Tên các hàng của số thập phân.

- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.

Bài 1,

Bài 2(a,c)

Luyện tập

(tr. 38)

Biết:- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

Bài 1, Bài 2(3 phân số thứ: 2,3,4) Bài 3.

8

Số thập phân bằng nhau

(tr. 40)

Biết:- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

Bài 1,

Bài 2.

So sánh hai số thập phân

(tr. 41)

Biết:- So sánh hai số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

Bài 1,

Bài 2.

Luyện tập

(tr. 43)

Biết:- So sánh hai số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3, Bài 4(a).

Luyện tập chung

(tr. 43)

Biết:- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.

- Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3, Bài 4(a).

Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân(tr. 44)

Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3.

9

Luyện tập

(tr. 44)

Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3, Bài4(a,c).

Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

(tr. 45)

Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

Bài 1, Bài 2 (a),

Bài 3,

Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân

Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập chung

(tr. 47)

Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lương dưới dạng số thập phân.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Luyện tập chung

(tr. 48)

Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3, Bài 4.

10

Luyện tập chung

(tr. 48)

Biết:- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Bài 4.

Kiểm tra định kì (Giữa học kì I)

Tập trung vào kiểm tra:

- Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.

- So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.

- Giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn

vị”.

Cộng hai số thập phân (tr. 49)

Biết: - Cộng hai số thập phân.

- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

Bài 1(a,b),

Bài 2(a,b),

Bài 3,

Luyện tập (tr. 50)

Biết:- Cộng các số thập phân.

- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- Giải bài toán có nội dung hình học.

Bài 1,

Bài 2(a,c),

Bài 3,

Tổng nhiều số thập phân (tr. 51)

Biết:- Tính tổng nhiều số thập phân.

- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

Bài 1(a,b),

Bài 2,

Bài 3(a,c),

11

Luyện tập (tr. 52)

Biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

Bài 1,

bài 2(a,b),

bài 3(cột 1),

bài 4.

Trừ hai số thập phân (tr. 53)

Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1(a,b),

bài 2(a,b), bài 3,

Luyện tập (tr. 54)

Biết: - Trừ hai số thập phân.

- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.

- Cách trừ một số cho một tổng.

Bài 1,

Bài 2(a,c),

Bài 4.

Luyện tập chung (tr. 55)

Biết:- Cộng, trừ số thập phân.

- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên (tr. 55)

- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Bài 1,

Bài 3,

12

Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, …

(tr. 57)

Biết:

- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, …

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 58)

Biết:- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, …

- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.

Bài 1(a),

Bài 2(a,b), Bài3,

Nhân một số thập phân với một số thập phân

(tr. 58)

Biết:

- Nhân một số thập phân với một số thập phân.

- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.

Bài 1(a,c),

Bài 2,

Luyện tập (tr. 60)

Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; …

Bài 1,

Luyện tập

(tr. 61)

Biết: - Nhân một số thập phân với một số thập phân.

- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.

Bài 1,

Bài 2,

13

Luyện tập chung

(tr. 61)

Biết:- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

Bài 1, Bài 2,

Bài 4(a).

Luyện tập chung

(tr. 62)

Biết:

- thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3(b),

Bài 4.

Chia một số thập phân cho một số tự nhiên(tr. 63)

- Biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 64)

Biết chia một số thập phân cho số tự nhiên.

Bài 1,

Bài 3,

Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, …(tr. 64)

Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và vận dụng để giải bài toán có lời văn.

Bài 1,

Bài 2(a,b),

Bài 3,

14

Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân (tr. 67)

Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tim được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

Bài 1(a),

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 68)

Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

Bài 1,

Bài 3,

Bài 4.

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân

(tr. 69)

Biết:- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- Vận dụng giải toán giải toán có lời văn.

Bài 1,

Bài 3,

Luyện tập

(tr. 70)

Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.

Bài 1,

Bài 2, Bài 3,

Chia một số thập phân cho một số thập phân (tr. 71)

Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

Bài 1(a,b,c),

Bài 2,

15

Luyện tập

(tr. 72)

Biết: - Chia một số thập phân cho một số thập phân.

- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.

Bài 1(a,b,c),

Bài 2(a), Bài 3,

Luyện tập chung 72)

Biết:- Thực hiện các phép tính với số thập phân

- So sánh các số thập phân.

- Vận dụng để tìm x.

Bài 1(a,b,c),

Bài 2(cột 1),

Bài 4(a,c).

Luyện tập chung

(tr. 73)

Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.

Bài 1(a,b,c),

Bài 2(a), Bài 3,

Tỉ số phần trăm

(tr. 73)

- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.

- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.

Bài 1,

Bài 2,

Giải toán về tỉ số phần trăm

(tr. 75)

- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số

Bài 1,

Bài 2(a,b),

Bài 3,

16

Luyện tập

(tr. 76)

Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

Bài 1,

Bài 2,

Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)

(tr. 76)

- Biết tìm một số phần trăm của một số.

- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 77)

- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.

Bài 1(a,b),

Bài 2, Bài 3,

Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)

(tr. 78)

Biết: - Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.

- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 79)

Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:

- Tính tỉ số phần trăm của hai số.

- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.

- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

Bài 1(b),

Bài 2(b),

Bài 3(a),

17

Luyện tập chung

(tr.79)

Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

Bài 1(a),

Bài 2(a),

Bài 3,

Luyện tập chung

(tr. 80)

Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Giới thiệu máy tính bỏ túi

(tr. 81)

Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm

(tr. 82)

Biết sử dụng máy để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

Bài 1 (dòng 1,2),

Bài 2 (dòng1,2),

Bài 3 (a,b),

Hình tam giác

(tr. 85)

Biết:- Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.

- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam

giác.

Bài 1,

Bài 2,

18

Diện tích hình tam giác(tr. 87)

Biết diện tích hình tam giác.

Bài 1,

Luyện tập

(tr. 88)

Biết: - Tính diện tích hình tam giác.

- Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3,

Luyện tập chung

(tr. 89)

Biết:

- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm các phép tính với số thập phân.

- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

Phần 1

Phần 2: Bài 1,2.

Kiểm tra cuối học kì I

Tập trung vào kiểm tra:

- Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.

- Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.

- Giải bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác.

Hình thang

(tr. 91)

- Có biểu tượng về hình thang.

- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.

- Nhận biết hình thang vuông.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 4.

19

Diện tích hình thang

(tr. 93)

Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

Bài 1(a),

Bài 2(a),

Luyện tập

(tr. 94)

Biết tính diện tích hình thang.

Bài 1,

Bài 3(a).

Luyện tập chung

(tr. 95)

Biết:- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.

- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.

Bài 1,

Bài 2

Hình tròn, đường tròn

(tr. 96)

- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.

- Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn.

Bài 1,

Bài 2

Chu vi hình tròn

(tr. 97)

Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế vê chu vi hình tròn.

Bài 1(a,b),

Bài 2(c),

Bài 3.

20

Luyện tập

(tr. 99)

Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

Bài 1(a,c),

Bài 2,

Bài 3(a)

Diện tích hình tròn

(tr. 99)

Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.

Bài 1(a,b),

Bài 2(a,b),

Bài 3

Luyện tập

(tr. 100)

Biết tính diện tích hình tròn khi biết:

- Bán kính của hình tròn.

- Chu vi của hình tròn.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập chung

(tr. 100)

Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Giới thiệu biểu đồ hình quạt

(tr. 101)

Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

Bài 1,

21

Luyện tập về tính diện tích

(tr. 103)

Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

Bài 1,

Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) (tr. 104)

Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

Bài 1,

Luyện tập chung

(tr. 106)

Biết:- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1,

Bài 3

Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

(tr. 107)

- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Bài 1,

Bài 3

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

Bài 1,

22

Luyện tập

(tr. 110)

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

Bài 1,

Bài 2,

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Biết:

- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 112)

Biết:

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 113)

Biết:

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

Bài 1,

Bài 3

Thể tích của một hình (tr. 114)

- Có biểu tượng về thể tích của một hình.

- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.

Bài 1,

Bài 2

23

Xăng –ti- mét khôi. Đề-xi-mét khối

(tr. 116)

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

Bài 1,

Bài 2(a)

Mét khối

(tr. 117)

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 119)

- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.

- Biết đổi các đơn vị thể tích, so sánh các số đo thể tích.

Bài 1(a,b dòng 1,2,3),

Bài 2,

Bài 3(a,b)

Thể tích hình hộp chữ nhật

(tr. 120)

- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.

- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.

Bài 1,

Thể tích hình lập phương

(tr. 122)

- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài toán liên quan.

Bài 1,

Bài 3

24

Luyện tập chung

(tr. 123)

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

Bài 1,

Bài 2(cột1),

Luyện tập chung

(tr. 124)

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.

- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.

Bài 1,

Bài 2,

Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu(tr. 125)

- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.

- Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 127)

- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

Bài 2(a),

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 128)

- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Bài 1(a,b),

Bài 2,

25

Kiểm tra định kì (giữa học kì II)

Tập trung vào việc kiểm tra:

- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

Bảng đơn vị đo thời gian

(tr. 129)

Biết:

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

- Đổi đơn vị đo thời gian.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3(a)

Cộng số đo thời gian (tr. 131)

Biết:- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

Bài 1(dòng 1,2),

Bài 2,

Trừ số đo thời gian

(tr. 133)

Biết:

- Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 134)

Biết:

- Cộng, trừ số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1(b),

Bài 2,

Bài 3

26

Nhân số đo thời gian với một số

(tr. 135)

Biết:

- Thực hiện phép nhân số đô thời gian với một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1,

Chia số đo thời gian cho một số

(tr. 136)

Biết:

- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1,

Luyện tập

(tr. 137)

Biết:- Nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1(c,d),

Bài 2(a,b),

Bài 3Bài 4

Luyện tập chung

(tr. 137)

- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

Bài 1, Bài 2a,

Bài 3,

Bài 4 (dòng1,2).

Vân tốc

(tr. 138)

- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

Bài 1,

Bài 2,

27

Luyện tập

(tr. 139)

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3

Quãng đường

(tr. 140)

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 141)

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

Bài 1,

Bài 2,

Thời gian

(tr. 142)

- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

Bài 1(cột 1,2),

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 143)

- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.

- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3

28

Luyện tập chung

(tr. 144)

- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập chung

(tr. 144)

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết giải bài toán chuyển ngược chiều trong cùng một thời gian.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập chung

(tr. 145)

- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

Bài 1,

Bài 2

Ôn tập về số tự nhiên

(tr. 147)

- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3(cột 1)

Bài 5

Ôn tập về phân số

(tr. 148)

- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3(a,b)

Bài 4.

29

Ôn tập về phân số (tiếp theo)

(tr. 149)

- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

Bài 1,

Bài 2, Bài 4,

Bài 5a.

Ôn tập về số thập phân

(tr. 150)

- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.

Bài 1,

Bài 2, Bài 4a,

Bài 5.

Ôn tập về số thập phân (tiếp theo)

(tr. 151)

- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.

Bài 1,

Bài 2 (cột 2,3),

Bài 3 (cột 3,4),

Bài 4.

Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng

(tr. 152)

Biết:- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.

- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

Bài 1,

Bài 2(a),

Bài 3 (a,b,c; mỗi câu 1 dòng)

Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo)

(tr. 153)

Biết:- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

Bài 1 (a),

Bài 2,

Bài 3

30

Ôn tập về đo diện tích

(tr. 154)

Biết:- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

Bài 1,

Bài 2 (cột 1),

Bài 3 (cột 1)

Ôn tập về đo thể tích (tr. 155)

Biết:

- Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.

- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thể tích.

Bài 1,

Bài 2 (cột 1),

Bài 3 (cột 1)

Ôn tập về đo diện tích và thể tích (tiếp theo)

(tr. 155)

- Biết so sánh các số đo diện tích; so sánh các số đo thể tích.

- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3 (a)

Ôn tập về đo thời gian

(tr. 156)

Biết:

- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.

- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thời gian.

- Xem đồng hồ.

Bài 1,

Bài 2 (cột 1),

Bài 3

Phép cộng

(tr. 158)

- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.

Bài 1,

Bài 2 (cột 1),

Bài 3Bài 4

31

Phép trừ

(tr. 159)

- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Luyện tập

(tr. 160)

Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.

Bài 1,

Bài 2,

Phép nhân

(tr. 161)

Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

Bài 1 (cột 1),

Bài 2, Bài 3,

Bài 4

Luyện tập

(tr. 162)

Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Phép chia

(tr. 163)

Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm

Bài 1,

Bài 2, Bài 3

32

Luyện tập

(tr. 164)

Biết:

- Thực hành phép chia.

- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài 1(a,b dòng 1),

Bài 2 (cột 1,2),

Bài 3

Luyện tập

(tr. 165)

Biết:

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

Bài 1 (c,d),

Bài 2,

Bài 3

Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

(tr. 165)

Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình

(tr. 166)

Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.

Bài 1,

Bài 3

Luyện tập

(tr. 167)

- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ

Bài 1, Bài 2,

Bài 4

33

Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình

T 168)

- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Vân dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

Bài 2,

Bài 3

Luyện tập

(tr. 169)

- Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập chung

(tr. 169)

- Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

Bài 1,

Bài 2,

Một số dạng bài toán đã học

(tr. 170)

- Biết một số dạng toán đã học.

- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 171)

Biết giải một số bài toán có dạng đã học.

Bài 1, Bài 2,

Bài 3

34

Luyện tập

(tr. 171)

Biết giải bài toán về chuyển động đều.

Bài 1,

Bài 2,

Luyện tập

(tr. 172)

Biết giải bài toán có nội dung hình học.

Bài 1,

Bài 3 (a,b)

Ôn tập về biểu đồ

(tr. 173)

Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.

Bài 1,

Bài 2(a),

Bài 3

luyện tập chung

(tr. 175)

Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Bài 1,

Bài 2,

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 176)

Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

Bài 1(cột 1),

Bài 2(cột 1),

Bài 3

35

Luyện tập chung

(tr. 176)

Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

Bài 1(a,b,c),

Bài 2(a),

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 177)

Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

Bài 1,

Bài 2(a),

Bài 3

Luyện tập chung

(tr. 178)

Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.

Phần 1:Bài 1

Bài 2,

Phần 2:Bài 1

Luyện tập chung

(tr. 179)

Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.

Phần 1

Kiểm tra cuối năm học

Tập trung vào kiểm tra:

- Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.

- Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

- Giải bài toán về chuyển động đều

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 5

2. Chuẩn kiến thức môn Tiếng Việt lớp 5

Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm tên bài dạy, yêu cầu cần đạt, các phần ghi chú chi tiết, mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết. Để tải về các bạn tham sau đây.

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì 1

3. Chuẩn kiến thức môn Khoa học lớp 5

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

1. Sự sinh sản

Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

*GDKNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau

2. Nam hay nữ

- Nhận ra sự cần thiết phải thay đỏi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.

*GDKNS: -Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.-Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân

2

3. Nam hay nữ

(tiếp theo)

- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.

*GDKNS: -Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.-Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân

4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?

Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ

3

5. Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều đều khỏe?

- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.

*GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé - Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai

6. Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì

- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.

- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.

4

7. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.

*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng

8. Vệ sinh ở tuổi dậy thì

- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.

*GDKNS: -Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.-Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.- Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.

5

9-10. Thực hành: Nói "Không" đối với các chất gây nghiện

- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.

- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

*GDKNS: - Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện

6

11. Dùng thuốc an toàn

Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:

- Xác định khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.

*GDKNS: - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

12. Phòng bệnh sốt rét

- Biết nguyên nhân và cách phòng trán bệnh sốt rét.

*GDKNS: - Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.

7

13. Phòng bệnh sốt xuất huyết

- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

*GDKNS: - Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

14. Phòng bệnh viêm não

- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.

8

15. Phòng bệnh viêm gan A

- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A

*GDKNS: -Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bện viêm gan A.- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.

16. Phòng tránh HIV/AIDS

- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS

*GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.

9

17. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS

- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

- Không phân biệt đối xử với người bị nhiêm HIV và gia đình của họ.

*GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.- Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.

18. Phòng tránh bị xâm hại

- Nêu được một số nguyên tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.

- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.

- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại

*GDKNS: - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.

10

19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ

*GDKNS: - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

20-21. Ôn tập: Con người và sức khỏe

- Ôn tập kiến thức về:

+ Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì

+ Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.

11

20-21. Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiếp theo)

22. Tre, mây, song

- Kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.

- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.

Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thật sự thiết thực với HS.

12

23. Sắt, gang, thép

- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.

24. Đồng và hợp kim của đồng

- Nhận biết một số tính chất của đồng.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.

13

25. Nhôm

- Nhận biết một số tính chất của nhôm.

- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.

- Quan sát, nhân biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.

26. Đá vôi

- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.

- Quan sát, nhận biết đá vôi.

14

27. Gốm xây dựng: gạch, ngói

- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

- QS, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.

28. Xi măng

- Nhận biết một số tính chất của xi măng.

- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.

- Quan sát, nhận biết xi măng.

15

29. Thủy tinh

- Nhân biết một số tính chất của thủy tinh.

- Nêu được công dụng của thủy tinh.

- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.

30. Cao su

- Nhận biết một số tính chất của cao su.

- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

16

31. chất dẻo

- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.

- Nêu được một số cộng dụng bằng chất dẻo.

*GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu

32. Tơ sợi

- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.

- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.

- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

GDKNS: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.-Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

17

33-34. Ôn tập và kiểm tra học kì I

Ôn tập các kiến thức về:

- Đặc điểm giới tính.

- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.

18

35. Sự chuyển thể của chất

- Nêu được ví dụ về một số tính chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

36. Hỗn hợp

- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.

- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng, …)

GDKNS: - Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện

19

37. Dung dịch

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.

38-39. Sự biến đổi hóa học

- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

GDKNS: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)

20

38-39. Sự biến đổi hóa học

40. Năng lượng

- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu ví dụ.

21

41. Năng lượng mặt trời

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện, …

42-43. Sử dụng năng lượng chất đốt

- Kể tên một số loại chất đốt.

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy, …

GDKNS: - Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

22

42-43. Sử dụng năng lượng chất đốt (Tiếp theo)

- Nêu được một số biện pháp phòng chóng cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

GDKNS: - Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.

- Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, …

- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,

GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau

23

45. Sử dụng năng lượng điện

- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

46-47. Lắp mạch điện đơn giản

- Lắp mạch điện thắp sáng đơn giản bằng Pin, bóng đèn, dây dẫn.

24

46-47. Lắp mạch điện đơn giản (Tiếp theo)

48. An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.

- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điên.

GDKNS: - Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống đạt ra (khi có người bị điện giật/ khi dây điện đứt/ ...)- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí)- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.

25

49-50. Ôn tập: Vật chất và nặng lượng

Ôn tập về:

- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

26

51. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên trên tranh vẽ hoặc hoa thật.

52. Sự sinh sản của thực vật có hoa

- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.

27

53. Cây con mọc lên từ hạt

- Chỉ trên hình vẽ hoặc thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

28

55. Sinh sản của động vật

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

56. Sự sinh sản của côn trùng

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

29

57. Sự sinh sản của ếch

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.

58. Sự sinh sản và nuôi con của chim

- Biết chim là động vật đẻ trứng.

30

59. Sự sinh sản của thú

- Biết thú là động vật đẻ con.

60. Sự nuôi và dạy con một số loài thú

- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).

31

61. Ôn tập: Thực vật và động vật

Ôn tập về:- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Một số loài ĐV đẻ trứng, một số loài động vật để con.

- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

62. Môi trường

- Khái niệm về môi trường.

- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.

32

63. Tài nguyên thiên nhiên

- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên

64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người

- Nêu được ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

GDKNS: - Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tạc động vào môi trường những gì.- Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trừng và thái ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.

33

65. Tác động của con người đến môi trường rừng

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.

- Nêu tác hại của việc phá rừng.

GDKNS: - Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gậy hậu quả với môi trường rừng.- Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại.- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với kĩ năng bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.

66. Tác động của con người đến môi trường đất

- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

GDKNS: - Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.- Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ... để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (bài viết, hình ảnh, ...) để tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nơi đang sinh sống.

34

67. Tác động của con người đến môi trường không khí và nước

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.

- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.

GDKNS: -Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường khồng khí và nước bị ô nhiễm.- Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí và nước bị hủy hoại.- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí và nước.

68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- Thực hiện một số biệ pháp bảo vệ môi trường.

GDKNS: - Kĩ năng nhận thức về vai trò của bản thân, mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trường đất rừng, không khí và nước.

35

69. Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

70. Ôn tập và kiểm tra cuối năm

Ôn tập về:

- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.

- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Khoa học lớp 5

4. Chuẩn kiến thức môn Lịch sử lớp 5

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

“Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.

- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nỗi tiếng của phong trào chóng Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859)

+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chóng Pháp.

- Biết các đường Phố, trường học, … ở địa phương mang tên Trương Định.

2

Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:

+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.

+ Thông thương với thế giới, thuê ngừi nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.

Hs khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.

3

Cuộc phản công ở kinh thành Huế

- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:

+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hòa chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).

+ Đêm mông 4 rạng sáng mồng 5 -7 – 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quản Trị.

+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạn Bành – Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).

- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong , … ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

Hs khá, giỏi: Phân biệt điểm khác nhau giữa những phái chủ chiến và phái chủ hòa: phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với Pháp; Phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.

4

Xã hội Việt Nam cuói thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.

+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.

Hs khá, giỏi:

+ Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

+ Nắm dược mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.

5

Phan Bội Châu và phong trào Đông du

- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):

+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.

+ Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.

Hs khá, giỏi:

Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.

6

Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Biết 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đuòng cứu nước.

Hs khá, giỏi:

Biết vì sao Nuyễn Tất Thành lại quyết đình ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.

7

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nhuyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thóng nhất ba tổ chức Công sản.

+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất đã thống nhất ba tổ chức cọng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

8

Xô viết Nghê – Tĩnh

- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:

Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ bua liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thưc dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng chop máy bay ném bom vào đoàn biểu tình. Phong trào đáu tranh tiếp tục lan rộng ở Nhệ - Tĩnh.

- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.

+ Ruộng đát của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.

+ Các pôhng tục lạc hậu bị xóa bỏ.

9

Cách mang mùa thu

- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đàu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, … Chiều ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

- Biết Cách mạng tháng Támnổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:

+ Tháng 8- 1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lược giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

+ Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.

Hs khá, giỏi:

+ Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

+ sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.

10

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quãng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập:

+ Ngày 2-9-1945, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quãng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

- Ghi nhớ: đay là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

11

Ôn tập

- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:

+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.

+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Ngày 19-8-1945: khởi nghãi giành chính quyền ở Hà Nội.

+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời.

12

Vượt qua tình thế hiểm nghèo

- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

- Các biên pháp nhân dân ta đã thực hiện để chóng lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ, …

13

“Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”

- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chóng Pháp:

+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.

+ Rạng sáng 19-12-1946, ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đo Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

14

Thu- Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”

-Trình bày sơ lược được diễm biến của chiến dịch Việt – Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến):

+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.

+ Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bô0j và đường thủy) tiến công len Việt Bắc.

+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, …

Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.

+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.

15

Chiến thắng biên giới thu – đông 1950

- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:

+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.

+ Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.

+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.

+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắcđược củng cố và mở rộng.

- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiện vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.

16

Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới

Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cảu Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.

+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.

+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 đảy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

17,18

Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học kì I

- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Ví dụ: phong trào chóng Pháp của Trương Định; Đảng Cộng Sản Việt Nam ra dời; khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội; chiến dịch Việt Bắc, ...

19

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:

+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.

+ Ngày 5-7-1954, bộ đội chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chóng thực dân Pháp xâm lược.

- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng cảu bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

20

Ôn tập

- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chóng thực dân Pháp.

+ Chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.

+ Chiến dịch biên giới thu – đông 1950.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ

21

Nước nhà bị chia cắt

- Biết đôi nét về tình hình nước tấu hiệp đình Giơ-ne-vơ năm 1954:

+ Miên Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “ tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ

22

Bến Tre đồng khởi

- Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lởi nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Động khởi”).

- sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

23

Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

- Biết hoàn cảnh ra đời cảu Nhà máy cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 -1958 thì hoàn thành.

- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miên Bắc, vũ khí cho bộ đội.

24

Đường Trường Sơn

- Biết dường Trường Sơn với sự chi viện sứ người, vũ khí, lương thực, … của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).

+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

25

Sấm sét đêm giao thừa

- Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào diệp tết Mậu Thân(1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ ở Sài Gòn:

+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc tổng tiến công.

26

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.

- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.

27

Lễ kí Hiệp định Pa-ri

- Biết ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

+ Ý nghĩa Hiệp định Pa – ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khởi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Hs khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1972.

28

Tiến vào Dinh Độc Lập

- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:

+ Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.

+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.

29

Hoàn thành thống nhất đất nước

- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họpvào cưới tháng 6 đàu tháng7-1976:

+ Tháng 4-1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

+ Cuối tháng 6, đàu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, và đỏi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

30

Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình

- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.

- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, …

31, 32

Lịch sử địa phương

33, 34

Ôn tập

- Biết được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta , nân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

35

Kiểm tra định kì cuối kì II

Nội dung kiến thức, kĩ năng học kì II.

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 5

5. Chuẩn kiến thức môn Địa lí lớp 5

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 5

6. Chuẩn kiến thức môn Đạo đức lớp 5

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 5

7. Chuẩn kiến thức môn Kĩ thuật lớp 5

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 5

8. Chuẩn kiến thức môn Âm nhạc lớp 5

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc lớp 5

9. Chuẩn kiến thức môn Mĩ thuật lớp 5

>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật lớp 5

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học các môn lớp 5 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao, thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đánh giá bài viết
21 91.191
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử lớp 5

    Xem thêm