Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Xúy Vân giả dại

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Để việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10 bài Xúy Vân giả dại được thuận tiện quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 đừng bỏ qua tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Xúy Vân giả dại

Câu 1: Chèo cổ còn được gọi là chèo sân đình là thể loại

a. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

b. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Trung bộ.

c. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.

d. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Đông Nam Bộ.

Câu 2: Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa:

a. Nói, hát, âm nhạc. b. kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.

c. kịch bản, lời hát, lời nói, múa. d. lời hát, múa, âm nhạc.

Câu 3: Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là gì?

a. Múa b. Hát c. Kịch bản d. Âm nhạc

Câu 4: Sự hấp dẫn của chèo là ở:

a. Kịch bản b. Nghệ thuật biểu diễn c. Lời hát d. Múa

Câu 5: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc:

a. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.

b. Xúy Vân đau khổ vì bị Trần Phương lừa gạt nàng trở nên điên dại thật

c. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại

d. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại

Câu 6: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lở làng, dở dang của Xúy Vân?

a. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

b. Con gà rừng ức bởi xuân huyên

c. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

d. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò

Câu 7: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham của Xúy Vân?

a. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

b. Con gà rừng ức bởi xuân huyên

c. Con gà rừng ăn lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

d. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò

Câu 8: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế của Xúy Vân?

a. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

b. Con gà rừng ức bởi xuân huyên

c. Con gà rừng ăn lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

d. Bao giờ bông lúa chín vàng - Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Câu 9: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân?

a. Con cá rô nằm vũng chân trâu - Để cho năm, bảy cần câu châu vào.

b. Con gà rừng ức bởi xuân huyên

c. Con gà rừng ăn lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

d. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò

Câu 10: Trong những câu sau câu nào không thể hiện tâm trạng bế tắc, mất phương hướng của Xúy Vân?

a. Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cành dơi.

b. Con gà rừng ức bởi xuân huyên

c. Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.

d. Cưỡi con gà mà đi đánh giặc.

Câu 11: Điền khuyết: “Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân được thể hiện đặc sắc qua hình ảnh…….khi thì kín đáo, khi thì bóng bẩy. Tất cả làm thành một nội tâm phong phú, đầy tính bi kịch.”

a. So sánh b. ẩn dụ c. hoán dụ d. chơi chữ

Câu 12: Trong những ý sau, điều nào không thể hiện được nhân vật Xúy Vân đáng thương?

a. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.

b. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị

c. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.

d. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ cô đã yêu Trần Phương.

Câu 13: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân?

a. khát vọng giữa tình yêu và đạo đức

b. khát vọng giữa tình yêu và thực tại

c. khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống.

d. khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh.

Câu 14: Những câu hát “bông bông dắt, bông bông díu-xa xa lắc, xa xa líu”là những câu :

a. vô nghĩa, Xúy Vân hát để giả điên

b. Thể hiện cuộc sống vợ chồng của nàng

c. đệm thêm cho lời hát có vần, có điệu.

d. chỉ là lời của bài hát, không có ý nghĩa gì.

Câu 15: Điền khuyết: “Sự đan cài giữa những câu hát……….và…………cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của Xúy Vân, vừa đau khổ, vừa bi kịch.”

a. điên dại, buồn bã b. điên dại, tỉnh táo

c. điên dại, chân thật d. điên dại, giả dối

Câu 16: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì?

a. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói.

b. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ.

c. Sân khấu ở những sân đình.

d. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ.

Câu 18: Xuất xứ, nguồn gốc của chèo cổ là?

a. Trung Quốc b. Phương Tây. c. Bản địa Việt Nam d. Phương Đông

Câu 18: Phong cách biểu diễn của chèo:

a. Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc đều rất giản dị.

b. Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc đều rất cầu kì.

c. Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc đều rất cẩn thận.

d. Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc đều rất hoành tráng.

Câu 19: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính:

a. Ước lệ b. Nhân hóa c. Tượng trưng d. Cụ thể

Câu 20: Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do:

a. Cha mẹ ép duyên

b. Kim Nhan không yêu thương nàng

c. Chế độ phong kiến tỏa chiết tình cảm, khát vọng con người.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2b, 3c, 4b, 5a, 6d, 7c, 8d, 9a, 10b, 11b, 12c, 13a, 14b, 15b, 16d, 17c, 18a, 19a, 20c.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm