Văn khấn cầu phúc thọ, giải trừ vận hạn

Bài cúng cầu phúc cầu an khi đi chùa

Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Có người đi lễ chùa để cầu công danh tài lộc, trong khi đó có người thì lại cầu phúc thọ, hóa giải vận hạn bệnh tật. Dưới đây là bài văn khấn cầu an giải trừ bệnh tật khi đi chùa để các bạn cùng tham khảo.

Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Bài khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương

Văn khấn cúng Thần tài Thổ địa

Văn khấn cầu phúc thọ, giải trừ bệnh tật

Theo phong tục tập quán cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ.... Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

Sắm lễ khi đi chùa

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa theo phong tục tập quán đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,...vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,....

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

- Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,...không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại....

- Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,...vv.

Xem thêm: Văn khấn khi đi chùa

VĂN KHẤN CẦU AN, CẦU PHÚC THỌ

"Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Đệ tử chúng con là:.................................................................

Hôm nay tại ............................. Là ngày:..................................................

Đệ tử con đến trước Phật đài nơi chùa thành tâm kính lễ, sám hối cầu xin, dâng nén tâm hương, nguyện tăng phúc tuệ.

Chúng con thiết nghĩ: Sinh nơi trần thế, ở cõi Sa Bà. Công mẹ cha sinh dưỡng tày trời, ơn đất giữ gìn tựa bể. E đời này nhân tốt ít trồng, ngại kiếp khác duyên lành hạn chế. Vòng quanh cõi thế tội phúc khôn lường. Nay tới Phật đường lễ cầu sám hối, xiết bao lầm lỗi nguyện được sạch làu, tha thiết khẩn cầu hướng về đường thiện, dốc lòng phát nguyện Chư Phật chứng minh.

Kính lễ:

- Vô lượng thường trụ Tam Bảo khắp mười phương.

- Đức Phật Thích Ca Mầu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Kính lễ Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, giáo chủ phương Đông.

- Đức Đại Từ, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.

- Tây Thiên Đông Đô Việt Nam Lịch Đại Tổ Sư.

- Hộ Pháp Thiên Thần, Chư Thiên Bồ Tát.

Kính nguyện.''

VĂN KHẤN XIN GIẢI TRỪ VẬN HẠN BỆNH TẬT

Văn khấn cầu phúc thọ, giải trừ vận hạn

"Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con xin kính lạy Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

- Con xin kính lạy Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tín chủ con là ..................................................................................

Ngụ tại..........................................................................................

Hôm nay là ngày... tháng.....năm......................................................

Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Xin các ngài linh thiêng giáng thế, thụ hưởng lễ vật nghe lời tâu trình:

Nhân duyên chưa hết

Sớm được nhẹ nhàng

Bệnh tật tiêu trừ

Thân, tâm an lạc

Chí thành bái đảo

Tam bảo chứng minh

Thương xót hữu tình

Rủ lòng cứu độ

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!"

Những lưu ý khi làm lễ cầu an tại chùa

Tinh thần buổi lễ cầu an đầu năm rất thiêng liêng, không đơn giản như dâng cơm lên quý, cúng lễ… và nhiều người lầm tưởng giao cả để sư thầy cúng bái làm hết là xong. Hoặc không cần cầu, chỉ cần tâm mình là đủ… Như thế đều không đúng.

Vì tâm mình không có đủ lực để mình khắc phục được nghiệp, mà cần nhiều người hợp lực lại, cùng sự gia trì của Tam Bảo, sự chú nguyện của chúng Tăng để hồi hướng.

Nếu cầu bên ngoài, không sám hối, không phát nguyện thì sư thầy có cầu, chúc phúc với tâm tha thiết cũng không thể giúp tâm nguyện mọi người thành tựu.

Đời này, hay đời trước ai cũng có nhiều lỗi và sẽ bị gặt quả. Hãy tích cực làm lợi ích cho chúng sinh, gieo trồng phúc đức, an lạc, tín tâm với Phật cho mọi người. Những phúc đức đó mới khiến chúng ta được bình an, cởi bỏ oan khiên nghiệp báo.

Ngày lễ cầu an đầu năm, hãy phát nguyện tha thiết và hồi hướng cho mọi người, chứ không phải riêng cho mình để lòng Từ Bi được tăng trưởng.

Nguyện Tam Bảo gia hộ cho thành tựu sở nguyện, sức khỏe, an lạc, tu học tinh tấn... Gia đình được nương nơi công đức lành này mà tăng phúc, lộc thọ…, đại chúng được vô lượng an lạc.

Đầu năm đi chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu tập mong năm ấy được phúc lành. Khi phát nguyện, hồi hướng cần có ấn tượng sâu sắc với những lời đó, giúp chúng ta một năm hoàn thiện mình, xây dựng phúc đức để cả năm gặt hái quả lành. Phật tử muốn cầu an lạc, giải thoát không gì bằng gieo phúc lành cho mình và mọi người.

Trong kinh Phật có dạy rằng, từ khi Phật còn sống người ta cũng kêu gọi mọi người bố thí để cho Phật hành pháp. Những người bố thí được nhiều có khi được trở thành bồ tát. Đức Phật cũng răn dạy mọi người dân rằng, Phật là tại tâm, coi đó là cội nguồn, là tâm niệm của mọi người khi đến với Phật.

Vì thế, khi mọi người đến với Phật thì cũng nên tùy tâm. Người có nhiều thì cung tiến, đóng góp nhiều, có ít thì đóng góp ít. Việc đóng góp cho Phật cũng không thể quy định theo một quy chế cụ thể nào cả. Người giàu thì cung tiến theo kiểu giàu, nghèo thì cung tiến ít cũng không sao.

Hiện nay, khi nhiều người cho rằng, cứ phải sắm mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài cho năm mới. Điều đó cũng không nói được là đúng hay sai được mà tùy thuộc vào quan niệm của mọi người.

Nhưng với những người quan niệm rằng mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường. Nhưng không phải mình làm cái ác mà vào cầu xin sự bình an được. Trong người bình an thì cầu mới bình an. Phật là hướng đạo sư chỉ cho con người ta con đường đi, chứ không phải làm ô để che chở cho mọi người. Ở những nơi tâm linh nên cúng tiền thay bằng hàng mã vừa tiết kiệm vừa đúng với thế giới tâm linh.

Đánh giá bài viết
1 5.903
Sắp xếp theo

    Văn khấn cổ truyền

    Xem thêm