04 loại sổ sách của giáo viên tiểu học, THCS, THPT năm 2023

VnDoc gửi tới thầy cô 4 loại sổ sách của giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Đây là các loại sổ sách của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được quy định tại Điều lệ Trường tiểu học (kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT), Điều lệ Trường trung học (kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT). Sau đây mời thầy cô tham khảo.

4 loại sổ sách của giáo viên tiểu học

Theo Điều lệ Trường tiểu học (kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT), hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên tiểu học bao gồm:

- Kế hoạch bài dạy (giáo án).

- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).

- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.

4 loại sổ sách của giáo viên THCS, THPT

Theo Điều lệ Trường trung học (kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT), hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên THCS, THPT bao gồm:

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

- Kế hoạch bài dạy (giáo án).

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Hồ sơ nêu trên dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.

Mẫu giáo án dành cho giáo viên

Tại Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có hướng dẫn về kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án) như sau:

Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.

Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020.

Đánh giá bài viết
1 5
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm