Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

110 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết phần Phi kim

110 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT PHẦN PHI KIM

Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN

Câu 1: Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm (từ HCl đặc và KMnO4 hoặc MnO2) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H2O, để loại bỏ HCl dư và hơi H2O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua:
A. Dung dịch K2CO3
B. Bột đá CaCO3
C. Dung dịch NaCl sau đó qua H2SO4 đặc
D. Dung dịch KOH đặc

Câu 2: Clo có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3. B. NaBr, NaI, NaOH.
C. ZnO, Na2SO4, Ba(OH)2. D. Fe, Cu, O2, N2

Câu 3: Cho các phương trình hóa học sau:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Cl2 + 2NaOH → NaClO + H2O + NaCl
3Cl2 + 6NaOH đặc, to → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
2Cl2 + HgO → HgCl2 + Cl2O
Trong các phản ứng hóa học trên, clo đóng vai trò:
A. Là chất oxi hoá
B. Là chất khử
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
D. Không phải là chất oxi hoá cũng không phải là chất khử.

Câu 4: Cho các sơ ñồ phản ứng:
Cl2 + X → Y
Y + Fe → T + H2
T + E → G + NaCl
G + Y → T + H2O
Các chất X, Y, T, E, G lần lượt là
A. HCl, H2, FeCl2, NaOH, Fe(OH)2. B. H2, HCl, FeCl2, NaOH, Fe(OH)2.
C. HCl, FeCl2, NaOH, H2, Fe(OH)2. D. FeCl2, H2, HCl, NaOH, Fe(OH)2.

Câu 5: Trong phương trình hóa học của phản ứng điều chế clo từ KMnO4 và HCl, số phân tử HCl bị oxi hóa thành khí clo và số phân tử HCl tạo muối clorua là
A. 16 và 5 B. 5 và 16 C. 6 và 10 D. 10 và 6

Câu 6: Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Tính oxi hóa của các chất giảm dần theo thứ tự: HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4
B. Tính axit của các dung dịch giảm dần theo thứ tự: HF > HCl > HBr > HI
C. Tính khử của các chất tăng dần theo thứ tự: HF < HCl < HBr < HI
D. Tính axit của các dung dịch HX tăng dần theo thứ tự: HF < HCl < HBr < HI

Câu 7: Kim loại nào sau ñây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe B. Al C. Cu D. Ag

Câu 8: Màu vàng lục là màu của
A. khí flo B. hơi brom C. khí clo D. hơi iot

Câu 9: Trong các khí sau: N2, O2, Cl2, CO2, chất thường dùng ñể diệt khuẩn và tẩy màu là
A. N2 B. Cl2 C. O2 D. CO2

Câu 10: Khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước theo phương trình: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO Người ta nói nước clo có tính tẩy màu khử trùng do
A. HCl có tính oxi hóa mạnh B. HClO có tính oxi hóa mạnh
C. Cl2 có tính oxi hóa mạnh D. Cl2 độc nên có tính sát trùng.

Câu 11: Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, CO2, H2. Sục từ từ hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư thì thu được hỗn hợp khí còn lại có thành phần là
A. Cl2, H2 B. Cl2, SO2 C. N2, CO2 D. N2, H2

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm nếu không có HCl đặc, để điều chế clo ta có thể thay thế bằng hỗn hợp nào sau đây?
A. Hỗn hợp H2S + NaCl rắn + KMnO4 B. Hỗn hợp H2SO4 đặc + NaCl rắn + MnO2
C. Hỗn hợp HBr + NaCl rắn + KMnO4 D. Hỗn hợp HI + NaCl rắn + K2Cr2O7

Câu 13: Hiện tượng nào xảy ra khi thổi khí clo ñi qua dung dịch Na2CO3?
A. Không có hiện tượng gì B. Xuất hiện kết tủa màu trắng
C. Xuất hiện bọt khí không màu D. Xuất hiện khí có màu vàng lục

Câu 14. Cặp chất khí nào không tác dụng với nhau trong mọi điều kiện?
A. H2, Cl2 B. O2, H2 C. H2, N2 D. O2, Cl2

Câu 15. Hòa tan 2,24 lít khí hiđro clorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là
A. 7,3% B. 73% C. 67% D. 6,7%

Câu 16: Có 2 dung dịch axit HCl có nồng độ 15% và 5%. Để thu được dung dịch HCl mới có nồng độ 10% thì phải trộn chúng theo tỉ lệ khối lượng là
A. 2 : 1 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 3 : 2

Câu 17: Axit HCl có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3. B. Fe3O4, CuO, CaO, NaOH, CaCO3.
C. Zn, Na2SO4, Ba(OH)2, NaCl. D. MnO2, Cu, BaSO4, AgNO3.

Câu 18: Thuốc thử dùng để phân biệt 4 dung dịch bị mất nhãn gồm BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl là
A. dung dịch AgNO3 B. quỳ tím C. dung dịch Ba(OH)2 D. dung dịch NaCl

Câu 19: Cho 12,1g hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hóa trị II tác dụng với HCl tạo ra 0,2 mol H2. Hai kim loại đó là
A. Mg, Fe B. Mg, Ca C. Fe, Zn D. Mg, Fe

Câu 20: Các oxi axit HClO, HClO2, HClO3, HClO4 xếp theo thứ tự:
A. Tính oxi hóa tăng, tính axit giảm B. Tính oxi hóa giảm, tính axit tăng
C. Tính oxi hóa tăng, tính axit tăng D. Tính oxi hóa giảm, tính axit giảm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo viên

    Xem thêm