BaCO3 có kết tủa không? BaCO3 là chất gì
BaCO3 là chất gì
BaCO3 có kết tủa không? BaCO3 là chất gì được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về muối Bari cacbonat, hy vọng thông qua tài liệu sẽ giúp bạn đọc nắm được các ý chính, từ đó vận dụng giải làm các dạng bài tập vận dụng.
I. BaCO3 là chất gì?
Bari Cacbonat là một hợp chất của muối bari với công thức hóa học là BaCO3.
Đây là hợp chất dạng tinh thể màu trắng và có tính nguy hiểm dù được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy Bari Cacbonat dưới dạng khoáng vật BaCO3 trong tự nhiên và Bari Cacbonat là một trong những thành phần của bả chuột và gốm sứ.
BaCO3 ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và tan tốt trong axit, nước nhưng không tan được trong Ethanol
Tính chất vật lý
BaCO3 ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và tan tốt trong axit, nước nhưng không tan được trong Ethanol.
BaCO3 có khối lượng mol là 197,34 g/mol.
BaCO3 có khối lượng riêng là 4,286 g/cm3.
BaCO3 điểm nóng chảy là 811°C (1.084 K; 1.492°F)
BaCO3 có điểm sôi là 1.450°C (1.720 K; 2.640°F)
BaCO3 có độ hòa tan trong nước là 16 mg/L (8.8°C), 22 mg/L (18°C), 24 mg/L (20°C), 24 mg/L (24,2°C).
II. BaCO3 có kết tủa không?
Bari Cacbonat (BaCO3) khi tác dụng với các chất tương ứng sẽ tạo ra kết tủa màu trắng.
Na2CO3 + BaCl2 → NaCl + BaCO3 ↓
màu trắng
BaCO3 có kết tủa màu trắng
III. Tính chất hóa học của BaCO3
BaCO3 mang đầy đủ tính chất của một muối
BaCO3 tác dụng với axit HCl để tạo thành các muối bari tan
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O.
2CH3COOH + BaCO3 ⟶ H2O + CO2 + (CH3COO)2Ba.
BaCO3 bị nhiệt phân ở nhiệt 1000 – 1450 độ C cao phân hủy thành BaO và giải phóng khí CO2
BaCO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) BaO + CO2
IV. Điều chế BaCO3
K2CO3 + BaS ⟶ K2S + BaCO3
NaCO3 + BaS → NaS + BaCO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat (BaCO3) trong dung dịch.
Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 ⟶ CaCO3 + 2H2O + BaCO3.
(NH4)2CO3 + BaCl2 ⟶ 2NH4Cl + BaCO3.
BaCl2 + K2CO3 ⟶ 2KCl + BaCO3.
V. Ứng dụng của Bari cacbonat
BaCO3 được ứng dụng trong công nghệ làm gốm sứ. Bari cacbonat được sử dụng như một chất trợ chảy, một chất làm kết dính và kết tinh và kết hợp với các oxit màu nhất định.
BaCO3 được ứng dụng trong việc sản xuất thuốc diệt chuột
VI. Bài tập vận dung liên quan Bari cacbonat
Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl
B. Na2CO3
C. KCl
D. KNO3
Dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa là Na2CO3
Phương trình phản ứng minh họa
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3Câu 2. Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?
A. BaCO3.
B. Na2CO3.
C. KNO3.
D. KClO3.
Câu 3. Cho BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra?
A. dung dịch trong suốt
B. có khi không màu tan ra
C. có kết tủa màu trắng
D. không có hiện tượng gì
Câu 4. Cho các cặp chất:
(a) Na2CO3 và BaCl2;
(b) NaCl và Ba(NO3)2;
(c) BaCl2 và H2SO4.
(d) Na2CO3 và Ba(OH)2
(e) Na2CO3 và HCl
Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Cho các cặp chất:
(a) Na2CO3 và BaCl2;
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3(↓)
(b) NaCl và Ba(NO3)2;
Không phản ứng
(c) BaCl2 và H2SO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl
(d) Na2CO3 và Ba(OH)2
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3(↓)(e) Na2CO3 và HCl
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O
Vậy có phản ứng a); c); d) tạo ra kết tủa
Câu 5. Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 21,40 gam
B. 42,80 gam
C. 26,75 gam
D. 10,70 gam
Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.
35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)
⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4 (gam)
Câu 6. Cho 9,125 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:
A. NaHCO3
B. Mg(HCO3)2
C. Ba(HCO3)2
D. Ca(HCO3)2
Gọi công thức muối hiđrocacbonat: M(HCO3)n
Phương trình: 2M(HCO3)n + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2nCO2 + 2nH2O
Ta thấy:
2 mol M(HCO3)n → 1 mol M2(SO4)n thì khối lượng giảm:
2,61n - 96n = 26n (g)
Vậy x mol M(HCO3)n → M2(SO4)n thì khối lượng giảm:
9,125 - 7,5 = 1,625 (g)
=> x = (1,625.2)/26n = 0,125/n (mol)
=> M + 61n = (9,125/0,125/n) = 73n => M = 12n
Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 (Mg)
Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg(HCO3)2.
................................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn tài liệu rất hữu ích giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc BaCO3 có kết tủa không? BaCO3 là chất gì, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.
Chúc các bạn học tập tốt.
>> Mời các bạn tham khảo thêm nội dung liên quan: