Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn 7

Trong thời gian học sinh tiếp tục nghỉ học phòng dịch Covid 19, VnDoc giới thiệu tới các em bài tập Ngữ văn lớp 7 (tuần từ 20/4 đến 25/4) cho các em ôn tập. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu tự học tại nhà để ghi nhớ kiến thức trong thời gian nghỉ học do dịch Covid-19, VnDoc giới thiệu bộ bài tập ôn tập ở nhà môn Văn lớp 7 trong thời gian nghỉ. Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 được cập nhật theo từng tuần, giúp các em luyện tập và củng cố kiến thức được học trong giữa học kì 2 lớp 7.

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 (Từ 20/04/2020 đến 25/04/2020)

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

a. Cho biết tên baì thơ, tên tác giả, thể thơ.

b. Nêu ý nghĩa của bài thơ.

c. Tìm nghệ thuật của đoạn thơ trên.

Câu 2. Xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại: bàn ăn, máy giặt, lúa vàng, bàn ghế, đồng ruộng, cây cỏ, quạt trần, sông suối, biển cả, đèn học.

Ghép đẳng lập

 

Ghép chính phụ

 

Câu 3. Em hãy viết đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ về tinh thần hiếu học của dân tộc ta.

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 (Từ 30/03/2020 đến 04/04/2020)

Phần 1: Tiếng Việt

Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Thế nào là trạng ngữ? Lấy ví dụ.

Câu 4: Trạng ngữ thêm vào câu có tác dụng gì? Cách tách trạng ngữ thành câu riêng?

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu có chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, một câu rút gọn, một câu trạng ngữ. Gạch chân dưới câu đấy

Phần 2: Làm Văn

Câu 1: Thế nào là văn lập luận chứng minh?

Câu 2: Các phương pháp chứng minh?

Câu 3: Bố cục của bài văn chứng minh?

Câu 4: Lập dàn ý cho các đề văn sau:

Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng có lúc lại khẳng định: “Học thầy không tày học bạn”. Em hãy viết bài văn chứng minh về vấn đề học ở thầy và học ở bạn như thế nào là đúng.

Đề 2: Hãy chứng minh rằng: Là học sinh cần rèn luyện thói quen tốt trong gia đình, nhà trường và lớp học.

Đề 3: Nước ta có nhiều người vượt lên số phận, học tập thành công. Em hãy viết một bài văn chứng minh để các bạn thấy: Những con người vượt lên số phận, học tập thành công đều là những tấm gương sáng để các bạn hoc tập và noi theo.

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 (Từ 23/03/2020 đến 28/03/2020)

CHỦ ĐỀ : ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:

1. Khái niệm tục ngữ?

2. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ?

3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ?

4. Phân biệt tục ngữ và ca dao?

II. LUYỆN TẬP

Bài 1: Viết lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với câu tục ngữ?

A. Là một thể loại văn học dân gian.

B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh

C. Là kho tàng của nhân dân về mọi mặt.

D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân.

Câu 2: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Đói cơm rách áo.

C. No cơm ấm áo.

D. Khố rách áo ôm.

Câu 3: Nội dung hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Hoàn toàn giống nhau.

B. Gần giống nhau.

C. Hoàn toàn trái ngược nhau

D. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Câu 4: Trong những câu tục ngữ sâu đây, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Ăn cháo đá bát.

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Uống nước nhớ người đào giếng.

Câu 5: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.

C. Một nắng hai sương.

D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.

Câu 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt bằng biện pháp tu từ:

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Chơi chữ

D. Nhân hoá

Bài 2:

a. Viết 5 câu tục ngữ chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất?

b. Viết 5 câu tục ngữ chủ đề về con người và xã hội?

Bài 3: Vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân dân? Lấy ví dụ minh họa.

Bài 4: Tại sao có thể khẳng định câu “ Tấc đất, tấc vàng” là câu tục ngữ?

Bài 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu ghi lại cảm nhận của em về câu tục ngữ: "Đói cho sạch rách cho thơm."

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 (Từ 16/03/2020 đến 22/03/2020)

I. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Bài 1. Bài thơ “Cảnh khuya” là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Hồ Chí Minh.

  1. Chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya”và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
  2. Em hãy chỉ ra một biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
  3. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một quan hệ từ (gạch chân và chú thích rõ).

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

(Ngữ văn 7, tập I)

  1. Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm ấy thuộc thể loại nào?
  2. Từ của trong câu đầu tiên của đoạn trích biểu thị ý nghĩa gì?
  3. Cảnh sắc, không khí mùa xuân Bắc Việt sau rằm tháng giêng được miêu tả như thế nào? Qua sự tái hiện cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế trước mùa xuân như thế nào?
  4. Đoạn trích trên gợi cho em liên tưởng gì tới không khí sinh hoạt của gia đình em sau ngày rằm tháng giêng?

II. SOẠN BÀI MỚI

Học sinh soạn văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và “Ý nghĩa văn chương” theo hệ thống dưới đây:

1. Lập bảng thống kê theo mẫu:

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Bố cục

Nghệ thuật

Nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa.

Tiết 85: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I. Đặc điểm của trạng ngữ

1. Trạng ngữ là gì?

2. Vị trí của trạng ngữ trong câu?

3. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

II. Luyện tập

1. Bài tập 1, bài tập 2 (SGK)

Tiết 86: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

1. Thế nào là chứng minh?

2. phép lập luận CM trong văn nghị luận là gì ?

3. Để có sức thuyết phục thì các lí lẽ và dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh phải như thế nào?

II. Luyện tập Làm BT trong SGK

Tiết 87: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo)

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ có những công dụng gì?

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Trong những trường hợp nào người ta có thể tách TN ra thành một câu riêng?

2. Việc tách TN như trên có tác dụng gì?

III. Luyện tập: Làm BT trong SGK.

Tiết 88: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Câu chủ động và câu bị động

1. Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động?

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Mục đích của việc chuyển đổi là gì?

II. Luyện tập

Làm BT trong SGK

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn 7. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Tham khảo thêm:

Môn Toán:

Môn Văn:

Môn tiếng Anh:

Đánh giá bài viết
62 15.607
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 7

Xem thêm