Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 - Nghỉ dịch Covid-19 có đáp án (từ 17/2 đến 19/2/2021)
Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm các dạng bài tập Tiếng Việt 2 cơ bản giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 2 trong thời gian các em nghỉ học phòng dịch Covid.
Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 - Nghỉ dịch Covid-19
1. Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt 2
Câu 1: Điền vào chỗ trống s/x – ut/uc
a, -……ay sưa , ….. ay lúa
b, - ch…. mừng, chăm ch…..
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau:
a, Em đang nhặt rau giúp mẹ:
……………………………………………………………………………………………
b, Minh là cháu ngoan bác Hồ
………………………………………………………………………………………
Câu 3: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?
……………………………………………………………………………………………
Câu 4: Viết lại câu sau cho đúng chính tả: chiều nay, bình có đi lao động không.
………………………………………………………………………………………
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Nóng-………….. ; Yếu - …………..;
To - ……………; Thấp - ……………;
Xấu - ………………..
Câu 6: Em hãy đặt một câu có từ Kính yêu?
……………………………………………………………………………………………
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 - 6 câu kể về cô giáo mà em yêu quý?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 8. Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. Em hãy viết một câu đến hai câu khen ngợi.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 9: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) kể về một người thân của em
(Bố, mẹ, chú, gì, anh, chị, em...)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Đề ôn tập môn Tiếng Việt 2 - Đề 1
NHỮNG NIỀM VUI
Cả bọn ngồi trên những phiến gỗ dưới đám bạch đàn tán chuyện. Hoa nói:
- Tổ có chuyện vui. Xem này, tớ có dải băng buộc tóc mới thật đẹp.
- Tổ cũng có chuyện vui. - Hồng tiếp lời. - Tớ vừa được tặng một hộp bút chì màu.
- Thế thì có gì đáng vui. - Hùng lên tiếng. - Tớ có cái cần câu cơ. Muốn câu bao nhiêu cá cũng có.
- Chỉ có Tuấn là không có chuyện gì vui. - Hoa nói. - Cậu ấy chẳng nói gì.
- Có chứ, tớ trông thấy hoa cơ. - Tuấn vội nói. Cả bọn nhao nhao hỏi:
- Hoa gì?
- Hoa ở trong rừng ấy! Giữa bãi cỏ. Lúc đó là mùa xuân. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
Các bạn cười ồ lên:
- Thế mà cũng gọi là chuyện vui!
- Tớ còn thấy cả mái nhà mùa đông, sương mù phủ kín. Thế rồi bỗng nắng chiếu xuống. Một bên mái xanh biếc. Bên kia lại đỏ ửng. Tất cả cứ sáng rực lên.
- Cậu chỉ giỏi tưởng tượng. Làm gì có xanh với đỏ. Cậu chẳng có chuyện gì vui nữa à?
- Có chứ. - Tuấn đáp. - Một lần tớ nhìn thấy con cá bạc.
- Cậu định phịa chuyện gì nữa đấy? - Hùng phá lên cười.
- Không, không phải đâu. - Tuấn nói. - Mưa rào tạnh, ở dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. Rồi mặt trời chiếu vào đó. Gió thoảng nhẹ. Sóng gợn lên và những con cá bạc lấp lánh trong đó.
- Chẳng có gì vui cả. - Hoa, Hùng cười ầm ĩ. Chỉ có Hồng có vẻ đăm chiêu:
- Có lẽ những niềm vui của cậu ấy lớn hơn niềm vui của chúng mình thật. Cậu ấy thấy chúng ở những gì mà chúng mình không nhìn thấy.
(Phỏng theo L.Vô-rôn-cô-va)
Bài 1: Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Câu nào cho thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân mà Tuấn nhìn thấy?
a, Tớ trông thấy hoa cơ.
b, Hoa ở trong rừng ấy.
c, Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
2. Vì sao các bạn cho rằng những điều Tuấn nói không phải là niềm vui?
a, Điều Tuấn nói ai cũng có, chẳng phải của riêng Tuấn nên không phải là niềm vui của Tuấn.
b, Đó là điều do Tuấn tưởng tượng ra, không có thật.
c, Điều đó hết sức bình thường, chẳng có gì đáng
3. Vì sao Hồng cho rằng niềm vui của Tuấn lớn hơn niềm vui của các bạn khác?
a, Tuấn có nhiều niềm vui hơn các bạn.
b, Tuấn được đi nhiều nơi nên thấy được nhiều thứ lạ kì.
c, Tuấn nhìn thấy vẻ đẹp trong những sự vật rất bình thường mà người khác không nhận
4. Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì?
a, Câu chuyện muốn nói rằng người nào yêu thiên nhiên sẽ tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên qua các sự vật gần gũi, quen thuộc.
b, Khuyên người ta cần biết lắng nghe bạn, chớ nên vội vàng phản đối.
c, Khuyên người ta không nên khoe
5. Mỗi niềm vui của Tuấn gợi ra một hình ảnh đẹp. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.
………………………………………………………………………………………
6. Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để thấy được niềm vui của mỗi bạn:
Bài 2:
Điền vào chỗ trống: s hay x?
...áng mát trong như...áng năm ...ưa.
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã ...a.
...áng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.
Những phố dài ...ao ...ác hơi may
Bài 3. Điền từ chỉ mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) thích hợp với chỗ trống trong bài thơ sau:
Trời
Mùa……. Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa……. Trời là cái bếp lò nung Mùa…… Trời thổi lá vàng rơi lả tả | Gọi nắng Gọi mưa Gọi hoa Nở ra Mùa…………… (Theo Lò Ngân Sủn ) |
Bài 4. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…) và viết lại câu hỏi đó:
(1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu?
-……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
(2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình?
-……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
(3) Bạn xem bộ phim này khi nào?
-……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
(4) Bạn có bộ quần áo mới này khi nào?
-……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
Bài 5. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) nói về cảnh vật mùa thu (hoặc mùa đông) ở quê em.
Gợi ý: Cảnh vật mùa thu (mùa đông) ở quê em có những nét gì nổi bật (trời ra sao, mây thế nào; sông, núi, đồng ruộng, vườn cây có nét gì làm em chú ý …)? Nhìn cảnh đó, em có cảm nghĩ gì về quê hương?
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả các mùa:
a, Hoa phượng nở, thế là mùa hè ………… (1) lại trở về. Mặt trời toả .......(2) chói chang........... (3) phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu ...................(4)
(Nắng vàng, ửng đỏ, náo nức, ánh nắng)
b, Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên ………… (1) trong màu lá …………(2). Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những…………(3) làm cho mọi loài cây ………… (4) đua nhau ...............(5) nảy lộc.
(xanh mát, tươi non, bụi mưa xuân, náo nức, đâm chồi)
Đáp án:
a, (1)náo nức (2) ánh nắng (3) Nắng vàng (4) ửng đỏ
b, (1) xanh mát (2) tươi non (3) bụi mưa xuân (4) náo nức (5) đâm chồi
Bài 7: Một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu Đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Cũng như Tuấn, em đã từng nhìn ngắm vẻ đẹp của cảnh vật qua các mùa. Hãy viết từ 5 đến 7 câu nói về một mùa em yêu thích theo gợi ý:
- Đó là mùa nào?
- Thời tiết có gì đặc biệt?
- Cảnh vật, cây cối như thế nào?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ví dụ: Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên xám xịt. Từng trận gió bấc tràn về mang theo hơi lạnh. Các cụ già ngồi hơ tay bên bếp lửa. Đám trẻ con xúng xính trong những chiếc áo khoác mới. Đàn gà con liếp chiếp rúc vào cánh mẹ.
3. Đề ôn tập môn Tiếng Việt 2 - Đề 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Bài hát trồng cây
Ai trồng cây,
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say.
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn theo từng ngày.
Ai trồng cây …
Em trồng cây …
Em trồng cây ….
(Bế Kiến Quốc)
Trả lời câu hỏi: Trồng cây đem lại lợi ích gì cho con người?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Đôi bạn
Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm.
Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất cả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp Bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
(Theo Nguyễn Kiên)
- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Búp Bê làm những việc gì?
a. Quét nhà, học bài.
b. Ca hát.
c. Cho lợn, gà ăn.
d. Quét nhà, rửa bát, nấu cơm.
2. Dế mèn hát để làm gì?
a. Luyện giọng hát hay.
b. Thấy bạn vất vả, hát để tặng bạn.
c. Khuyên bạn không làm việc nữa.
d. Cho bạn biết mình hát hay.
3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì?
a. Cảm ơn Dế Mèn.
b. Ca ngợi Dế Mèn.
c. Thán phục Dế Mèn.
d. Cảm ơn và khen ngợi Dế Mèn.
4. Vì sao Búp Bê cảm ơn Dế Mèn?
a. Vì Dế Mèn đã hát tặng Búp Bê.
b. Dế Mèn thấy thương Búp Bê vất vả.
c. Tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hết mệt.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Dậy sớm (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 76)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về em và lớp em.
Đáp án đề 2:
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng:
Trả lời câu hỏi: Trồng cây đem lại lợi ích cho con người là: có bóng mát, có tiếng chim hót, có hạnh phúc.
II. Đọc hiểu:
1. Búp Bê làm những việc là quét nhà, rửa bát, nấu cơm => Đáp án d
2. Dế mèn hát để tặng cho Búp Bê vì thấy Búp Bê vất vả => Đáp án b
3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã cảm ơn và khen ngợi Dế Mèn => Đáp án d
4. Búp Bê cảm ơn Dế Mèn vì Dế Mèn đã hát tặng Búp Bê, Dế Mèn thấy thương Búp Bê vất vả và tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hết mệt => Đáp án d
B. Kiểm tra viết:
II. Tập làm văn:
Viết đoạn văn nói về em và lớp em.
Đoạn văn mẫu:
Em tên là Hoàng Phương Linh. Năm nay em học lớp 2A, trường Tiểu học Chu Văn An. Trường em khoác trên mình một bộ áo màu vàng. Các lớp học khang trang và sáng sủa. Trường em có một khoảng sân rộng để cho chúng em vui chơi mỗi ngày. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của em vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có bạn bè thân thiết như anh em trong một nhà. Em rất yêu mái trường của em.
4. Đề ôn tập môn Tiếng Việt 2 - Đề 3
I/ Bài tập về đọc hiểu
Câu chuyện về quả cam
Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ.
- Con ăn đi cho chóng lớn!
Cậu bé cầm quả cam thích thú: “Chắc ngon và ngọt lắm đây”. Bỗng cậu nhớ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.
Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm ”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói:
- Con gái tôi ngoan quá!
Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả.
Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn.
(Theo Lê Sơn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
1. Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến với ai?
a - Cậu con trai, người me, người chị, người cha
b - Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha
c - Cậu con trai, người mẹ, người cha, người chị
2. Vì sao khi được bố cho quả cam chín, cậu con trai không ăn?
a - Vì nghĩ đến bố làm lụng vất vả, cần uống nước
b - Vì nghĩ đến mẹ đang cuốc đất, rất khát nước
c - Vì nghĩ đến chị đang làm cỏ, chắc rất mệt
3. Câu chuyện ca ngợi lòng tốt của những ai?
a - Người cha, người mẹ
b - Cha, mẹ và hai con
c - Cha và hai người con
4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện?
a - Ăn ở có nhân mười phần chẳng thiệt
b - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c - Thương người như thể thương thân.
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
a) ng hoặc ngh
-…ỉ …ơi -….ỡ …… àng | -……e …..óng -…ô ….ê |
b) tr hoặc ch
-…ải đầu -…ạm gác | -…ải rộng -…ạm tay |
c) at hoặc ac
- bát ng… - kh……nước | - ngơ ng……. - kh…… nhau |
2. Đặt một dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong mỗi câu sau rồi chép lại:
(1) Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở quần áo để đến trường
(2) Con cái phải ngoan ngoãn chăm chỉ và nghe lời cha mẹ
3. a) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em khi gọi điện thoại đến nhà bạn thì gặp mẹ của bạn nghe máy:
- A lô! Tôi là Hảo nghe đây.
-……………………………
- Cháu đợi một chút để cô gọi Nga nhé!
b) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em với bạn qua điện thoại sao cho phù hợp:
- A lô! Cháu là Bằng, con mẹ Tuyết, nghe đây ạ?
- Bằng đấy à! Mình Long đây. Chiều mai, chúng mình rủ nhau đến thăm thầy Quý nhân ngày 20 tháng 11. Bằng có đi được không?
-……………………………
- Thế thì, đúng 4 giờ chiều chúng mình tập trung ở nhà bạn Tú rồi cùng đi nhé!
-……………………………
Đáp án đề số 3:
I/ Bài tập về đọc hiểu
1. Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến với cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha.
Chọn đáp án: b
2. Khi được bố cho quả cam chín, cậu con trai không ăn là bởi vì nghĩ đến chị đang làm cỏ, chắc rất mệt.
Chọn đáp án: c
3. Câu chuyện ca ngợi lòng tốt của cha, mẹ và hai con
Chọn đáp án: b
4. Câu tục ngữ phủ hợp với ý nghĩa của câu chuyện đó là: Thương người như thể thương thân
Chọn đáp án: c
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1.
a) ng hoặc ngh
- nghỉ ngơi
- ngỡ ngàng
- nghe ngóng
- ngô nghê
b) tr hoặc ch
- chải đầu
- trạm gác
- trải rộng
- chạm tay
c) at hoặc ac
- bát ngát
- khát nước
- ngơ ngác
- khác nhau
2.
(1) Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở, quần áo để đến trường.
(2) Con cái phải ngoan ngoãn, chăm chỉ và nghe lời cha mẹ.
3.
a) - A lô! Tôi là Hảo nghe đây.
- Cháu chào cô, cháu là Minh, bạn của Nga ạ. Cô có thể cho cháu nói chuyện với Nga một chút được không ạ?
- Cháu đợi một chút để cô gọi Nga nhé!
b)
- A lô! Cháu là Bằng, con mẹ Tuyết, nghe đây ạ?
- Bằng đấy à! Mình Long đây. Chiều mai, chúng mình rủ nhau đến thăm thầy Quý nhân ngày 20 tháng 11. Bằng có đi được không?
- Mình đi được nhé!
- Thế thì, đúng 4 giờ chiều chúng mình tập trung ở nhà bạn Tú rồi cùng đi nhé!
- Đồng ý, tớ sẽ đến đúng giờ hẹn!
..............................................................................
Trong thời gian được nghỉ ở nhà, các em nên áp dụng đúng và chuẩn các cách phòng chống dịch bệnh như: Rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang, làm thông thoáng nơi ở, tránh tụ tập đông người và dinh dưỡng đầy đủ cho các em học sinh được khuyến cáo nên làm trong phòng chống virus corona. Chúc các em sức khỏe tốt và ôn tập tốt tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.
5. Các bài tập ở nhà lớp 2 khác:
- Bộ phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Nghỉ dịch Covid-19 (tháng 2/2021)
- Đề ôn tập ở nhà lớp 2 nghỉ dịch Covid (tháng 2/2021)
- Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 17/2 đến 19/2/2021)
Ngoài Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng Việt lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 2 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.
Các bài tập Tiếng Việt trên dành cho các em học sinh tham khảo củng cố cách làm bài, củng cố kiến thức lớp 2, chuẩn bị cho bài thi giữa và bài thi cuối học kì 2 lớp 2 đạt kết quả cao tất cả các môn: Toán lớp 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2.