Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 7 (từ 24/2 - 29/2)

VnDoc cập nhật mới nhất bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - Tuần 27 và 28 trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona gây ra. Nội dung trong tâm kiến thức thuộc chương 3 Đại số 7 và chương 2 Hình học 7. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu tự học tại nhà để ghi nhớ kiến thức trong thời gian nghỉ học do dịch phiêm phổi cấp, VnDoc giới thiệu bộ bài tập ôn tập ở nhà môn Toán lớp 7 trong thời gian nghỉ. Nội dung ôn tập Toán 7 sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố các kiến thức về Chương 3 Đại số 7: Thống kê và Chương 2 Hình học 7: Tam giác.

BÀI TẬP TỰ HỌC TOÁN 7 - TUẦN 27, 28

I/ Đại số:

Bài 1: Điểm bài kiểm tra môn Toán học kỳ I của 32 học sinh lớp 7A được ghi trong bảng sau:

7

5

4

6

6

4

6

5

8

8

2

6

4

8

5

6

9

8

4

7

9

5

5

5

7

2

7

5

5

8

6

10

a) Dấu hiệu ở đây là gì ?

b) Lập bảng “tần số ” và nhận xét.

c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.

d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

Bài 2: Một GV theo dõi thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 27 HS và ghi lại như sau:

Bài tập tự ôn ở nhà Toán 7

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Lập bảng tần số và rút ra 1 số nhận xét.

c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.

d) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.

Bài 3: Trong cuộc tìm hiểu về số tuổi nghề của 100 công nhân ở một công ty có bảng sau :

Bài tập tự ôn ở nhà Toán 7

Do sơ ý người thống kê đã xóa mất một phần bảng. Hãy tìm cách khôi phục lại bảng đó.

Bài 4 : Điểm kiểm tra 1 tiết môn toán của một tổ học sinh được ghi lại ở bảng “tần số” sau:

Điểm (x)

5

6

9

10

Tần số (n)

n

5

2

1

Biết điểm trung bình cộng bằng 6,(63). Hãy tìm giá trị của n.

II/ Hình học:

Bài 1: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy AE = AC, trên tia đối của tia AC lấy AF = AB. Nối A với trung điểm M của BC và A với trung điểm N của EF. Chứng minh:

a. ∆ABC = ∆AFE

b) ∆ABM = ∆AFN

Bài 2: Cho ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC, trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AB = AE.

a. Chứng minh: BC = DE

b. Chứng minh tia phân giác của góc BAE vuông góc với CD.

Bài 3: Cho ABC có góc A nhỏ hơn 900. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C vẽ tia Ax vuông góc với AB. Trên đó lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B, vẽ tia Ay vuông góc với AC, trên đó lấy điểm E sao cho AE = AC.

a. Chứng minh: BE = CD

b. Đường thẳng AB có vuông góc với đường thẳng DE không? Vì sao?

Bài 4: Trên tia đối của tia AB và tia AC của ABC lấy AB = AB, AC’ = AC. Chứng minh:

a. BC = B’C’

b. Gọi M là trung điểm của BC, M’ là trung điểm của B’C’. Chứng minh ba điểm M, A, M’ thẳng hàng.

c. AM = AM’.

Bài 5: Cho ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Tính độ dài BC, biết HA = 1cm, HC = 8cm.

Bài 6: Tam giác có độ dài ba cạnh bằng 4cm, 7cm, 8cm có là tam giác vuông không? Vì sao?

Bài 7: Cho góc xOy bằng 1000, điểm H thuộc tia phân giác của góc đó. Đường vuông góc với OH tại H cắt các tia Ox, Oy theo thứ tự ở A và B.

a. CMR: HA = HB, OA = OB

b. Trên nửa mặt phẳng không chứa O bờ AB, vẽ tam giác đều ABC. CMR ba điểm O, H, C thẳng hàng.

c. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BO. CMR: AB = OE.

d. Trên cạnh AC lấy điểm I sao cho AI = AH. Tam giác AIH là tam giác gì? Vì sao?

e. Cho AH = 1cm. Tính HC.

Bài 8: Cho ABC cân tại A (góc A nhỏ hơn 900). Kẻ BD vuông góc với AC (D thuộc AC), kẻ CE vuông góc với AB (E thuộc AB).

a. CMR: AD = AE

b. Gọi I là giao điểm của BD và CE. CMR: AI là tia phân giác của góc A

c. Tính độ dài BC biết AD = 7cm, DC = 1cm.

BÀI TẬP TỰ HỌC TOÁN 7 - TUẦN 25

ĐẠI SỐ 7 – Chương 3: Thống kê

1- Lý thuyết

  • Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số.Bảng "tần số" có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu?
  • Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu?
  • Nêu rõ các bước tính. Ý nghĩa của số trung bình cộng. Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể là đại diện của dấu hiệu đó?

2- Bài tập

Bài tập 8,9,10,11,12,13 (SBT/ Tr8,9,10)

Bài tập 6,7,8,9,10,12,13 (SGK/ Tr11,12,14,15)

HÌNH HỌC 7 – Chương 2: TAM GIÁC

1- Lý thuyết

  • Nêucác trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
  • Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân.
  • Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân.Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác đều.
  • Phát biểu định lí Py – ta – go (thuận và đảo).

2- Bài tập

Bài tập 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 (SBT/ 151,152)

Bài tập 50,51,52(SGK/ Tr127,128) – 63,64,65,66(SGK/ Tr136,137)

BÀI TẬP TỰ HỌC TOÁN 7 - TUẦN 26

ĐẠI SỐ 7 – Chương 3: Thống kê (Tiết 48-49)

1- Lý thuyết

  • Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số.Bảng "tần số" có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu?
  • Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu?
  • Nêu rõ các bước tính. Ý nghĩa của số trung bình cộng. Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể là đại diện của dấu hiệu đó?

2- BÀI TẬP

Bài 1: Số lượt khách hàng đến tham quan cuộc triển lãm tranh 10 ngày vừa qua được ghi như sau:

Số thứ tự ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng khách

300

350

300

280

250

350

300

400

300

250

a/ Dấu hiệu ở đây là gì?

b/ Lập bảng tần số và biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng?

c/ Tính lượng khách trung bình đến trong 10 ngày đó?

d/ Xác định số lượng khách đến trong nhiều ngày nhất?

Bài 2: Bảng điểm kiểm tra toán học kì II của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:

8

8

9

10

6

8

6

10

5

7

8

8

4

9

10

8

4

10

9

8

8

9

8

7

8

5

10

8

a/ Tìm số trung bình cộng.

b/ Tìm mốt của dấu hiệu.

Bài 3: Trung bình cộng của bảy số là 16. Do thêm số thứ 8 nên trung bình cộng của tám số là 17. Tìm số thứ tám.

Bài 4: Bảng điểm kiểm tra toán của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:

6

8

7

4

7

8

5

6

7

7

8

9

8

6

7

8

8

9

6

8

7

8

9

7

9

8

7

8

9

8

7

8

a/ Dấu hiệu là gì?

b/ Lớp có bao nhiêu học sinh?

c/ Lập bảng tần số.

d/ Tìm mốt.

e/ Tính điểm trung bình của lớp.

Bài 5: Số học sinh nữa của 1 trường được ghi lại như sau:

20

20

21

20

19

20

20

23

21

20

23

22

19

22

22

21

a

b

c

23

Hãy nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu, tìm tần số của từng giá trị đó, cho biết a, b, c là ba số tự nhiên chẵn liên tiếp tăng dần và a + b + c = 66

Bài 6: Tuổi nghề của một số công nhân trong xí nghiệp sản xuất được ghi lại như sau:

4

10

9

5

3

7

10

4

5

4

8

6

7

8

4

4

2

2

2

1

7

7

5

4

1

a/ Tìm dấu hiệu

b/ Tìm số các giá trị

c/ Lập bảng tần số và rút ra kết luận

HÌNH HỌC 7 – Chương 2: TAM GIÁC (TIẾT 42-43)

1- Lý thuyết

  • Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
  • Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân.
  • Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân.Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác đều.
  • Phát biểu định lí Py – ta – go (thuận và đảo).

2- BÀI TẬP

Bài 1. BỨC TƯỜNG

Gần nhà bạn Tỏa có một bức tường rào xung quanh nhà. Để trèo lên bức bạn Tỏa đã dùng một chiếc thang đặt gần bức tường (như hình bên). Biết rằng chiều dài của thang là 5m và chân thang cách tường là 3m. Hãy tính chiều cao bức tường đó.

Bài ôn tập Toán 7 học kì 2

Bài 2. Cho ΔABC cân tại A. Phân giác AM (M ∈ BC), Vẽ BH ⊥ AC (H ∈ AC), CK ⊥ AB (K ∈ AB).

a. Chứng minh rằng ΔAMB = ΔAMC.

b. Chứng minh rằng BH = CK.

Bài 3. Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC. Gọi M là trung điểm của AD. Trên tia đối của tia MB lấy điểm E sao cho ME = MB. Trên tia đối của tia MC lấy F sao cho MF = MC. Chứng minh:

a) AE = BD;

b) AF // BC.

c) Ba điểm A, E, F thẳng hàng.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của góc HAB cắt BC tại E, tia phân giác của góc HAC cắt BC tại D. Chứng minh rằng AB+AC=BC+DE.

Ngoài Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Môn Toán:

Môn Văn:

Môn tiếng Anh:

Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng Anh lớp 7 mới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
60
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7

    Xem thêm