Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hóa 8 Chương 1: Chất Nguyên tử Phân tử Có đáp án

Bài tập hóa 8 Chương 1 Chất Nguyên tử Phân tử Có đáp án được VnDoc biên soạn tổng hợp các dạng bài tập hóa 8 chương 1 kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Câu hỏi đi sâu vào từng bài học trong Chương 1 Hóa học 8 giúp củng cố, rèn luyện thành thạo các dạng bài tập có trong chương bên cạnh đó mở rộng nâng cao dành cho các bạn học sinh khá hơn.

>> Mời các bạn tham khảo đề thi giữa học kì 1 hóa 8 năm 2023 mới nhất tại:

I. Câu hỏi bài tập Chương 1 hóa 8

Bài 1. Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:

a) Động vật, cây cối, sông, suối, ao hồ là những…………………Sách vở, ti vi, bàn học, xe máy, quạt điện, là những……………..

b) Hạt gạo, bắp ngô, quả chuối, chanh, khí quyển, đại dương, gọi là những………………….; tinh bột, glucozo, nước, đường, chất dẻo, tơ, protein được gọi là…………..

Bài 2. Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Làm sao để thay đổi độ chua của nước chanh?

Bài 3. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt 3 chất sau: bột than, bột sắt, bột lưu huỳnh. Hãy dựa vào tính chất vật lí đặc trưng nhận biết các chất trên?

Bài 4. Hãy phân loại các chất dưới đây thành nhóm chất tinh khiết và nhóm hỗn hợp: nước chanh, xăng, nito, nước mắm, muối tinh khiết, nước cất, oxi, sữa, nước đường, hơi nước, không khí

Bài 5. Sử dụng phương pháp để thu được muối ăn từ nước muối.

Bài 6. Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau đây:

Nguyên tử có thể ………với nhau ……….. mà nguyên tử có khả năng này……….. Do đó khả năng………..tùy thuộc ở số…………. cùng sự…………….. trong vỏ.

Bài 7. Vì sao lại nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

Bài 8. Hãy so sánh

a) Nguyên tử nito nặng hay nhẹ hơn nguyên tử cacbon bao nhiêu lần.

b) Nguyên tử natri nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử magie bao nhiêu lần.

c) Nguyên tử sắt nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử bạc bao nhiêu lần.

Câu 9. Trong những câu sau đây câu nào đúng.

a) Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

b) Proton và electron có khối lượng khác nhau.

c) Proton ở trong nhân nguyên tử và electron ở ngoài vỏ nguyên tử.

d) Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử, electron thì có thể tách ra khỏi nguyên tử.

e) Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 10. Cho số p của các nguyên tử sau:

Nguyên tửHidroNatriOxiMagieCanxi
Số proton11181220

Hãy chỉ ra sự phân bố electron trên các lớp electron, số p trong hạt nhân nguyên tử, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử trên.

Câu 11. Trong số các kim loại, nguyên tử của kim loại nào là nặng nhất? Nó nặng gấp bao nhiêu lần kim loại nhẹ nhất? (Chỉ xét các kim loại có trong bảng 1, SGK/42)

Câu 12. Phân biệt sự khác nhau giữa 2 khái niệm nguyên tố và nguyên tử

Câu 13. Cách biểu diễn các nguyên tố hóa dưới đây cho biết ý nghĩa gì: 2C, 3Cu, 5Fe, 2H, O.

Câu 14. Kí hiệu hóa học chỉ ra điều gì? Viết kí hiệu hóa học biểu diễn các nguyên tố lưu huỳnh, sắt, nhôm, magie, kẽm, nito, natri, canxi.

Câu 15. Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Mg bằng bao nhiêu?

Câu 16. Phân biệt phân tử và nguyên tử. Cho ví dụ

Hãy nêu 3 ví dụ phân tử cũng là nguyên tử

Câu 17. Khi nào oxi ở trạng thái phân tử trong những trường hợp sau đây: oxi là thành phần của không khí, oxi tan trong nước, oxi là thành phần của nhôm oxit

Câu 18. Phân loại các chất sau đây đâu là đơn chất, đâu là hợp chất: than, nước vôi trong, nhôm oxit, khí nito, kali, muối ăn, đường, nước, khí oxi.

Câu 19. Phân tử khối của KMnO4 là 158 đvC. Trong phân tử kali penmanganat có 1K, 1Mn và 4O. Tính nguyên tử

Câu 20.

a) Không khí là một ……………., trong đó có các khí…………. như……………… và các……………như……… và khối của mangan biết nguyên tử khối của K là 39 đvC của oxi là 16 đvC.

……… nước ở trạng thái.

b) Trong quá trình quang hơp của cây xanh, cây xanh đã hấp thụ một lượng ………….. như khí………… và giải phóng một lượng………….. như khí.

Câu 21. a) Xác định hóa trị của N trọng N2O5

b) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ba (II) và nhóm PO4 (III)

c) Xác định công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, 4O liên kết với nhau

Đường sacarozo có phân tử gồm 12C, 22H và 11O liên kết với nhau.

Câu 22.  Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe 2(CO3)3 với SO4 (II), CO3 (II)

Câu 23. Một hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử Y. Tỷ lệ khối lượng X, Y là m:my = 2: 3. Phân tử khối của hợp chất A là 80 đvC. Xác định công thức hóa học của hợp chất A.

Câu 24. Ghép các cụm từ ở cột A với các dữ kiện ở cột B để tạo thành câu có nội dung đúng.

Cột A Cột B
(1) Hợp chất(a) Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
(2) Nguyên tố hóa học là(b) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên
(3) Nguyên tử là(c) Khối lượng của phân tử tính bằng đvC
(4) Nguyên tử khối là(d) Hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
(5) Đơn chất là(e) Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đvC
(6) Phân tử khối là(f) Những chất được tạo nên tử một nguyên tố hóa học

Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 28, số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số hạt proton, electron và notron trong X.

Câu 26. Một hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó sắt chiếm 70% về khối lượng Biết phân tử khối của hợp chất bằng 160 đvC. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên.

Câu 27. Một hợp chất khí X có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ hai nguyên tố C và H. Biết trong X nguyên tố C chiếm 82,76% khối lượng. Tìm công thức hóa học của hợp chất khí Y.

Câu 28*. Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Xác định công thức hóa học của hợp chất A.

II. Hướng dẫn giải bài tập hóa 8 chương 1

Bài 1

a) vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo

b) vật thể tự nhiên, chất

Bài 2.

Nói nước chanh và không khí là hỗn hợp vì:

Trong nước chanh gồm: nước, đường, axit xitric

Trong hỗn hợp không khí gồm khí nito, khí oxi, các khí khác

Bài 3.

Để nhận biết 3 bột trên ta dựa vào màu sắc của chất: bột lưu huỳnh có màu vàng, màu đen là bột than, màu xám, nặng là bột sắt

Bài 4.

Chất tinh khiết: nito, muối tinh khiết, muối tinh khiết, oxi, hơi nước
Hỗn hợp: nước chanh, xăng, nước mắm, sữa, nước đường

Bài 5.

Để thu được muối tinh khiết từ dung dịch nước muối người ta sử dụng phương pháp làm bay hơi nước, để thu được muối. Ngoài ra ta có thể sử dụng phương pháp chưng cất, tuy nhiên phương pháp này tốn kém hơn.

Câu 6.

Liên kết, khả năng liên kết, liên kết, electron, sự sắp xếp của chúng

Câu 7.

Nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và notron (khối lượng hạt nhân) nên coi khối lượng của nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và notron.

Câu 8.

a) Nguyên tử nito nặng hơn nguyên tử cacbon: 14/12 ≈ 1,2 lần

b) Nguyên tử natri nhẹ hơn nguyên tử magie: 23/24 ≈ 0,96 lần

c) Nguyên tử sắt nhẹ hơn nguyên tử bạc: 56/108 ≈ 0,52 lần

Câu 9. e)

Câu 10.

Dựa trên số electron tối đa trên các lớp:

Lớp 1: tối đa 2 e

Lớp 2: tối đa 8 e

Lớp 3: tối đa 8 e

Lớp 4 tối đa 8 e

Nguyên tửHidroNatriOxiMagieCanxi
Số proton11181220
Số e11181220
Số lớp e13234
Số e lớp ngoài cùng11622

Câu 11.

Kim loại nặng nhất trong bảng 1 skg/42 là Chì kí hiệu là Pb có nguyên tử khối là 207, kim loại nhẹ nhất là liti có nguyên tử khối là 7

Kim loại chì nặng hơn kim loại liti: 207/7 ≈ 29,57 lần

Câu 12.

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

Nguyên tố là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân

Câu 13.

2 C: 2 nguyên tử cacbon

3 Cu: 3 nguyên tử đồng

5 Fe: 5 nguyên tử sắt

2 H: 2 nguyên tử hidro

O: 1 nguyên tử oxi

Câu 14.

Kí hiệu hóa học chỉ ra: tên nguyên tố, một nguyên tử và nguyên tử khối của nguyên tố đó

Lưu huỳnh: S, sắt: Fe, nhôm: Al, magie: Mg, kẽm: Zn, nito: N, natri: Na, canxi: Ca.

Câu 15.

1đvC có khối lượng = \frac{{1,{{9926.10}^{ - 23}}}}{{12}} = 0,{16605.10^{ - 23}}\(\frac{{1,{{9926.10}^{ - 23}}}}{{12}} = 0,{16605.10^{ - 23}}\)g

Khối lượng bằng gam của Mg 0,{16605.10^{ - 23}} \times 24 = 3,{9852.10^{ - 23}}g\(0,{16605.10^{ - 23}} \times 24 = 3,{9852.10^{ - 23}}g\)

Câu 16.

Phân biệt phân tử và nguyên tử. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện; nguyên tử cấu tạo nên mọi chất.

Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Khi trật tự liên kết giữa các nguyên tử thay đổi thì phân tử này biến thành chất khác.

Ví dụ:

Nguyên tử: H, nguyên tử O, nguyên tử Na

Phân tử: N2, O2, O3, NaCl

Câu 17.

Khi nào oxi ở trạng thái phân tử trong trường hợp sau đây oxi là thành phần của không khí, oxi tan trong nước và khi oxi là thành phần của nhôm oxit là oxi nguyên tử

Câu 18.

đơn chất: than, kali, khí oxi, khí nito,

hợp chất: nước vôi trong, nhôm oxit, muối ăn, đường, nước.

Câu 19.

Gọi nguyên tử khối của Mn là x ta có:

158 = 1.39 + Mn.x + 16.4 => x = 55 đvC

Câu 20.

a) Hỗn hợp, đơn chất, khí oxi, hợp chất, khí cacbonic, hơi nước, hơi

b) Hợp chất, cacbonic, đơn chất

Câu 21. 

a)  Nito trọng N2O5

Gọi hóa trị của Nito trong hợp chất là x:

Ta có hóa trị của O (II)

Theo quy tắc hóa trị.

2. x = 5.II => x = 5 (V) . Vậy Nhôm có hóa trị bằng V trong hợp chất N2O5

b) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ba (II) và nhóm PO4 (III)

Công thức hóa học dạng:

{\mathop {Ba}\limits^{II} x}{\mathop {(P{O_4})}\limits^{III}y }\({\mathop {Ba}\limits^{II} x}{\mathop {(P{O_4})}\limits^{III}y }\)

Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.III => \frac{x}{y}=\frac{III}{II}=\frac{3}{2}\(\frac{x}{y}=\frac{III}{II}=\frac{3}{2}\)

=> Chọn x = 3, y = 2

Vậy công thức hóa học là Ba3(PO4)2

c)

H3PO4

Phân tử khối của H3PO4 = 3.1 + 31 + 16.4 = 98 đvC

C12H22O11

Phân tử khối của C12H22O11 = 12.12 + 22 + 16.11 = 342 đvC

Câu 22. 

* FeSO4

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

=> a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4

(Chú ý: Lỗi học sinh hay mắc phải là, lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

* Fe2(CO3)3

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II

=> a = 6 / 2 = III

Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3

Câu 23. Phân tử A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử Y => Công thức hóa học của A có dạng XY3

Phân tử khối của hợp chất A là 80 đvC => X + 3Y = 80 (1)

Tỉ lệ khối lượng của X và Y là 2 : 3 => X : 3Y = 2 : 3 (2)

X = 32 (đvC) => X là S

Y = 16 (đvC) => Y là O

Công thức hóa học của A là SO3

Câu 24.

Cột A Cột B
(1) Hợp chất(a) Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
(2) Nguyên tố hóa học là(b) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên
(3) Nguyên tử là(c) Khối lượng của phân tử tính bằng đvC
(4) Nguyên tử khối là(d) Hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
(5) Đơn chất là(e) Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đvC
(6) Phân tử khối là(f) Những chất được tạo nên tử một nguyên tố hóa học

Đáp án 

1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - e; 5 - f; 6 - c

Câu 25.

Hạt không mạng điện chính là nơtron

Số hạt nơtron có trong X là: (35,7.28)/100 = 10

Tổng số hạt trong X: p + e + n = 28

=> 2p + 10 = 28 => p = e = 9

Trong X có 10 hạt nơtron, 9 hạt electron và 9 hạt proton

Câu 26.

Gọi công thức hóa học của hợp chất có dạng FexOy (x, y là số nguyên)

Phần trăm khối lượng nguyên tố Fe bằng:

\% {m_{Fe}} = \frac{{x.NTK(Fe)}}{{PTK(F{e_x}{O_y})}}.100\%  =  > 70\%  = \frac{{x.56}}{{160}}.100\%  =  > x = 2\(\% {m_{Fe}} = \frac{{x.NTK(Fe)}}{{PTK(F{e_x}{O_y})}}.100\% = > 70\% = \frac{{x.56}}{{160}}.100\% = > x = 2\)

Mà phân tử khối hợp chất bằng: 56x + 16y = 180

y = \frac{{180 - 56x}}{{16}} = \frac{{180 - 56.2}}{{16}} = 3\(y = \frac{{180 - 56x}}{{16}} = \frac{{180 - 56.2}}{{16}} = 3\)

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3

Câu 27

Gọi công thức hóa học của chất khí Y có dạng CxHy (x,y: nguyên dương)

Phần trăm khối lượng nguyên tố C trong CxHy bằng:

\% {m_C} = \frac{{x.NTK(C)}}{{PTK({C_x}{H_y})}}.100\%\(\% {m_C} = \frac{{x.NTK(C)}}{{PTK({C_x}{H_y})}}.100\%\)

Thay số, ta được:

82,76\%  = \frac{{x.12}}{{58}}.100\%  =  > x = 4\(82,76\% = \frac{{x.12}}{{58}}.100\% = > x = 4\)

Phân tử khối của CxHy = x.C + y.H = 58 (đvC)

=> 4.12 + y.1 = 58 => y = 10

Vậy công thức hóa học của hợp chất khí trên là: C4H10

Câu 28*. 

H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III

=> Công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy

Ta có: MH2SO4 = 2.1 + 32 + 16.4 = 98

=> Phân tử khối của A là:

MH3XOy= 3.1 + MX + 16.y = 98 => MX + 16y = 95 (1)

Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A

=>  %mO= y.MO/MH3XOy.100%

⇒ 16y/98.100% = 65,31% =>y = 4

Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31

Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P

=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4

III. Bài tập vận dụng tự luyện tập 

Bài 1. Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây:

a) N (III)

b) C (IV)

c) S (II)

d) Cl

Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C.

c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl.

Bài 2. Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu (II) và Cl

b. Al và NO3

c. Ca và PO4

d. NH4 (I) và SO4

e. Mg và O

g. Fe( III ) và SO4

Bài 3. Lập CTHH của các hợp chất:

1. Al và PO4

2. Na và SO4

3. Fe (II) và Cl

4. K và SO3

5. Na và Cl

6. Na và PO4

7. Mg và CO3

8. Hg (II) và NO3

9. Zn và Br

10. Ba và HCO3 (I)

11. K và H2PO4 (I)

12. Na và HSO4 (I)

Bài 4. Lập công thức hóa học hợp chất.

1/ Lập  công thức hóa học hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa  công thức hóa học trên.

2/ Lập  công thức hóa học hợp chất có phân tử gồm: Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa  công thức hóa học trên.

3/ Lập  công thức hóa học hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa  công thức hóa học trên.

Bài 5. Viết  công thức hóa học của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây:

a) K (I)

b) Hg (II)

c) Al (III)

d) Fe (II)

Bài 6. Viết  công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O.

b) Canxi photphat gồm Ca và PO4.

c) Axit sunfuric gồm H và SO4.

d) Bari cacbonat gồm Ba và CO3.

Bài 7. Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron, proton và notron là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 10.

a) Tính số hạt electron, proton và notron trong nguyên tử X

b) Cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của X

Bài 8. Biết tổng các loại hạt proton, electron và notron trong nguyên tử A là 28, trong đó số hạt không mạng điện là 10. Xác định số proton trong nguyên tử A.

Bài 9. Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron, proton và notron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định số  số hạt electron, proton và notron trong nguyên tử X.

Bài 10. Oxit R có công thức dạng A2Ox. Biết phân tử khối của A là 102 đvC. Thành phần phần trăm theo khối lượng của oxi trong R là 47,06%. Hãy xác định tên A và công thức hóa học của oxit R.

Bài 11. Hợp chất R được tạo bởi H và nhóm nguyên tử (AOx) hóa trị II. Biết phân tử khối của R nặng bằng phân tử khối của hợp chất có công thức là H3PO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng R.

a) Xác định chỉ số x

b) Cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học của nguyên tử khối của nguyên tử A

c) Xác định công thức hóa học của hợp chất R.

Bài 12. Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố đó là nito và oxi. Thực nghiệm xác định được tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: mN: mO = 7:12. Xác định công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất X.

Bài 13. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là.

Bài 14. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là.

Bài 15. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Xác định công thức nguyên tố R.

................

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

VnDoc giới thiệu tới các bạn Bài tập hóa 8 Chương 1 Chất Nguyên tử Phân tử Có đáp án được VnDoc biên soạn, nội dung tài liệu này sẽ đưa ra 29 bài tập gồm tất cả các dạng bài tập hóa chương 1 từ các dạng bài tập cơ bản đến các dạng bài tập nâng cao, giúp các bạn ôn luyện, luyện tập một cách thành thạo.

Ngoài các tài liệu VnDoc đã gửi tới bạn đọc ở trên, để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 8

    Xem thêm