Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hóa học dạng bảng biểu

Bài tập hóa học dạng bảng biểu

Bài tập hóa học dạng bảng biểu được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia, ôn thi Đại học, Cao đẳng hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa. Mời các bạn tham khảo.

Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 3

Kiến thức cần nắm:

  • Nắm vững tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan...) của các chất.
  • Nắm vững tính chất hóa học của các chất.
  • So sánh lực axit, lực bazơ của các axit, bazơ. Sự biến đổi giá trị của pH và nồng độ ion H+, OH-.

Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOC2H5, CH3CH2OH, CH3COOH, HCOOCH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi

32oC

77oC

118oC

78,3oC

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là CH3COOC2H5. B. Z là CH3COOH.

C. T là HCOOCH3. D. Y là CH3CH2OH.

Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần:

HCOOCH3 < CH3COOC2H5 < CH3CH2OH < CH3COOH

Loại chất: este (2C)- X este (3C)- Y ancol- T axit- Z

Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của các axit: (Chuyên Vinh lần 1)-Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

100,5

118,0

249,0

141,3

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Y là C6H5COOH. B. T là C2H5COOH.

C. X là CH3COOH. D. Z là HCOOH.

Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các axit theo chiều tăng dần (M tăng):

HCOOH < CH3COOH < C2H5COOH < C6H5COOH

X Y T Z

Ví dụ 3: So sánh pH các axit: (THPT Nguyễn Du)-Câu 34: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25oC đo được như sau:

Chất

X

Y

Z

T

pH

6,48

3,22

2,00

3,45

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. T tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.

B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.

C. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

D. Z tạo kết tủa trắng với nước brom.

Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực axit tăng, [H+] tăng,

pH của dung dịch các chất giảm theo chiều từ trái qua phải:

Lực axit tăng: C6H5OH < CH3COOH < HCOOH < HCl

axit rất yếu axit yếu axit yếu axit mạnh

pH giảm: C6H5OH > CH3COOH > HCOOH > HCl

X T Y Z

Ví dụ 4: (T3-tr48 2.KB-14) Câu 39: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH, C6H5OH (phenol), C6H5NH­2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5­OH. B. Z là CH3NH­2

C. T là C6H5NH­ D. X là NH3.

Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực bazơ tăng, [OH-] tăng,

pH tăng theo chiều từ trái qua phải:

C­6­H­5­OH (phenol) < C6­H­5­NH­2 < ­NH­3 < CH3­NH­2

axit yếu- X Y T Z

Ví dụ 5: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glixerol, glucozơ, axit axetic, axit fomic.

Bảng dưới đây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước:

Chất

Thuốc thử

X

Y

Z

T

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Sủi bọt khí

Cu(OH)2

Hòa tan

Hòa tan

Hòa tan

Hòa tan

AgNO3/NH3, to

Không tráng gương

Có tráng gương

Không tráng gương

Có tráng gương

Phát biểu đúng là

A. X có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của T.

B. Y tác dụng với H2 (Ni, to) tạo sobitol.

C. Z là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực.

D. Có thể điều chế T từ C2H5OH bằng phương pháp lên men giấm.

Giải: - Axit + NaHCO3 → CO2↑ => T là HCOOH (có phản ứng tráng gương), X là CH3COOH.

- Có phản ứng tráng gương => Y là glucozơ và Z là glixerol.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!

Đánh giá bài viết
1 541
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm