Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng 2

Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng II

Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng 2 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ dưới đây. Nội dung là kết quả sau khi tham gia khóa tập huấn và kế hoạch tham khóa bồi dưỡng tập huấn.

1. Lý do tham gia khóa học:

Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế, hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học. Từ những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị những kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên cần dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên.

Căn cứ thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định tại điều 5, mục 2, khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học… phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II.

Ngoài những yêu cầu trên, việc tham gia lớp bồi dưỡng này cũng góp phần cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.

Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính nhà nước; Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh.

Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quán xuyến, thành thạo và chuẩn mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các trường THCS.

Là một giáo viên của nhà trường hiện đại, tôi thấy cần bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó, bồi dưỡng thực hành các phương pháp mới phát huy được năng lực học sinh. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp, phân hóa, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp lý thuyết, coi trọng thực hành. Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận thông tin, khai thác thông tin, xử lý thông tin, ứng dụng thông tin vào thực tế giảng dạy. Giáo dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học tập. Vì vậy tôi đã đăng ký khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ quận Đống Đa, Hà Nội do trường ĐH Vinh tổ chức.

1.1 Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết.

Mặc dù đang được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, tình trạng quá tải chưa đáp ứng được chất lượng giáo dục, vấn đề đời sống cán bộ giáo viên cần được quan tâm, các giáo viên đang làm việc vất vả trong khi đồng lương ít không đáp ứng được cuộc sống, sự thay đổi thường xuyên trong ngành giáo dục quá lớn. Chính vì điều đó mà bản thân luôn học hỏi nhiều điều mới lạ để thay đổi trong quá trình giảng dạy để tạo sự niềm tin yêu trong mắt phụ huynh và giúp HS phát triển hoàn thiện hơn.

1.2. Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Khái quát tổng quan về thực trạng giáo dục Việt Nam so với sự phát triển giáo dục thế giới.

Chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới.

Một số phương pháp giảng dạy mới do giáo viên cập nhật.

Cá nhân lập kế hoạch mục tiêu cho giáo dục THCS.

Một số biện pháp hay trong công tác giáo dục.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.

Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS” làm đề tài cho bài thu hoạch cuối khóa nhằm đánh giá chính xác thực trạng dạy học phát huy năng lực của HS trường THCS Nam Hưng để đưa ra những giải pháp, nội dung cần thiết cho hoạt động dạy học phát huy năng lực của HS trong trường tôi đang công tác.

3. Nhiệm vụ của bài thu hoạch:

Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, những năm gần đây các Trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí và vai trò của học sinh

Như vậy dạy học phát triển năng lực để nhằm hướng tới mục đích sau:

Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động.

Khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn.

Người học tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập hơn.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá, học để hành, hành để học, tức là tìm kiếm kiến thức cho bản thân.

Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hoạt động của chính mình.

Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình.

Đánh giá thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh THCS Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh THCS.

Đánh giá khả năng đáp ứng của giáo viên với dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh tại đơn vị.

Rút ra một số bài học cho bản thân.

4. Dự kiến nội dung:

10 nội dung đã học qua khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.

Tài liệu còn dài mời quý thầy cô tải về xem trọn vẹn nội dung

Trên đây là nội dung chi tiết của Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng 2. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
3 8.061
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lâm Hoàng Thanh
    Lâm Hoàng Thanh

    sao không thấy hiển thị nội dung Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng 2


    Thích Phản hồi 23/03/21

Văn bản giáo dục

Xem thêm