Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thực hành số 1 hóa 10

Hóa 10 bài thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử

Bài thực hành số 1 hóa 10 được VnDoc biên soạn là bài 20 hóa 10 thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử, nội dung tài liệu hướng dẫn các bạn học sinh cách tiến hành thí nghiệm cũng như các nội dung câu hỏi sách giáo khoa. Các bạn học sinh nên tham khảo chuẩn bị trước ở nhà, để chuẩn bị tốt cho bài thực hành số 1 hóa 10 này.

I. Dụng cụ, hóa chất 

Dụng cụ:

Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm,....

Hóa chất:

dung dịch H2SO4 loãng, kẽm, dung dịch CuSO4 loãng, dung dịch FeSO4, dung dịch KMnO4,...

II. Nội dung bài thực hành số 1 hóa 10

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Cách tiến hành:

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng:

Có bọt khí nổi lên

Giải thích:

Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.

Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Vai trò:

Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+ (H2SO4) là chất oxi hóa..

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Cách tiến hành:

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10p, quan sát hiện tượng

Hiện tượng:

Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi

Giải thích:

Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Vai trò:

Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

Cách tiến hành: 

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.

Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng:

Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích:

Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+

Phương trình phản ứng:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vai trò:

Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Bài thực hành số 1 hóa 10. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm