Bài tuyên truyền phòng chống cận thị học đường

Bài tuyên truyền phòng chống cận thị

VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài tuyên truyền phòng chống cận thị học đường trong bài viết này. Bài tuyên truyền phòng chống cận thị học đường là một hoạt động thiết thực nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về bệnh cận thị và các nguyên nhân cũng như giải pháp phòng chống cận thị.

Bài tuyên truyền về bệnh cảm cúm

Bài tuyên truyền phòng bệnh cong vẹo cột sống

Bài tuyên truyền

Bệnh tật học đường đang là mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, hiện nay tình trạng học sinh mắc những bệnh, tật học đường rất nhiều với những mặt bệnh thường gặp như: tật cận thị, bệnh sâu răng, gù, cong vẹo cột sống…

Bệnh tật học đường đang là mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, hiện nay tình trạng học sinh mắc những bệnh, tật học đường rất nhiều với những mặt bệnh thường gặp như: tật cận thị, bệnh sâu răng, gù, cong vẹo cột sống.

Hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu về tật cận thị học đường nhé!

  1. Giới thiệu.

Cận thị: là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy rõ vật ở xa mà không nhìn thấy rõ được vật ở gần.

Các em cũng có thể mắc tật cận thi nếu như chúng ta ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng hay ánh sáng không hợp lí; kích thước bàn ghế không phù hợp; ngồi học không đúng tư thế; do di truyền hay do chúng ta đọc sách, báo , truyện có cỡ chữ quá nhỏ, chơi trò chơi điện tử, xem ti vi và sử dụng máy vi tính quá lâu….

  1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là:
  • Do quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học ở lứa tuổi học sinh. Khi đến trường các em phải học tập với cường độ cao trong điều kiện môi trường ánh sáng không bảo đảm, tư thế ngồi học không đúng, đọc sách với cự ly gần trong thời gian dài không nghỉ ngơi hợp lý, bàn ghế học sinh không phù hợp...
  • Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần, hay đọc sách trong tư thế nằm, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng, tự ý đeo kính cận không đúng tiêu cự. Có những trường hợp cận thị do di truyền, do chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. Chính những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây.
  1. Biểu hiện.

Tật cận thị có 2 biểu hiện chính: Độ hội tụ của mắt tăng và trục trước sau của mắt dài quá giới hạn bình thường. Hậu quả là thị lực giảm, mắt không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở gần và mắt phải điều tiết liên tục để nhìn cho rõ.

  1. Tác hại.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: các em học sinh còn rất bé đã phải đeo cạp kính rất to, nặng.
  • Đối với học tập: kết quả học tập có phần bị giảm suốt do nhìn mờ chữ, viết chậm hơn so với các bạn cùng lớp.
  • Trong sinh hoạt: khó khăn trong khi vui chơi, lao động…
  • Đối với sức khỏe: có thể bị bong võng mạc và dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điiều trị kịp thời.
  1. Cách phòng chống cận thị học đường

Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ là rất quan trọng, giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý. Bên cạnh đó các em cũng cần chú ý tới ánh sáng học tập ,học dưới ánh sáng đảm bảo chất lượng, độ sáng phù hợp và không chứa chất độc hại. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chọn cho trẻ loại đèn chống cận thị, độ sáng phù hợp với mắt.

Cần đóng bàn ghế phù hợp với tuổi để các em khỏi cúi sát sách, vở, vừa đỡ mắc cận, vừa khỏi gù vẹo cột sống, lớp học cần đủ ánh sáng đèn, ánh sáng tự nhiên chiếu qua cửa sổ, tường sáng, trần sáng để phản xạ tốt ánh sáng, bảng chống lóa, giấy sách vở chống lóa.

Các em cần có kế hoạch học tập và giải trí phù hợp. Tránh trường hợp các em học tập, giải trí quá mức dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt.

Ăn những thức ăn có đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất có nhiều vitamimA, C, E, dầu gấc carotenoid, beta-caroten, lutein và zeaxanthin, vitamin B6, B9 và B12... có thể có những tác động tích cực trong việc phòng ngừa và chữa trị tật cận thị học đường.

Chúc cho các em có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh!

Đánh giá bài viết
3 5.695
Sắp xếp theo

Văn bản giáo dục

Xem thêm