Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bảng thống kê thể loại đọc hiểu văn bản bậc trung học cơ sở

Bảng thống kê thể loại đọc hiểu văn bản bậc trung học cơ sở

Bảng thống kê thể loại đọc hiểu văn bản bậc trung học cơ sở được VnDoc gửi tới các bạn tham khảo, gồm thống kê thể loại đọc hiểu văn bản bậc THCS, thống kê tri thức tiếng Việt, thống kê các kiểu bài viết Ngữ văn THCS. Mời các thầy cô và các bạn tham khảo.

BẢNG THỐNG KÊ THỂ LOẠI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Thể loại/ Yếu tố

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

TRUYỆN

(Các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, sự kiện, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,…)

-Truyện đồng thoại.

-Truyện ngụ ngôn

Truyện cười.

-Truyện truyền kì.

-Truyện Cổ tích.

-Truyện khoa học viễn tưởng.

Truyện

Truyện thơ Nôm

Truyện truyền thuyết.

-Truyện lịch sử.

Truyện trinh thám.

Truyện

Truyện

THƠ

(Các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, biện pháp tu từ; cách gieo vần, ngắt nhịp; bố cục, mạch cảm hứng chủ đạo, tư tưởng thông điệp,..)

Thơ lục bát

Thơ bốn chữ, năm chữ

Thơ sáu chữ, bảy chữ

-Thơ tám chữ

.

Thơ 5 chữ

Thơ 5 chữ

Thơ song thất lục bát

Thơ

(Các yếu tố: cách ghi chép; cách kể sự việc; người kể chuyện ngôi thứ nhất).

Hồi kí

TẢN VĂN, TÙY BÚT

(Các yếu tố: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…)

Tản văn, tùy bút

KỊCH

(Các yếu tố: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,…)

Hài kịch

Kịch- Bi kịch

TỤC NGỮ

(Các yếu tố: số lượng câu, chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp,…)

Tục ngữ

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

(Các yếu tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng khách quan, ý kiến chủ quan,…

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học

Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội

VĂN BẢN THỒNG TIN

(Các yếu tố: cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian, hệ quả nhân quả, đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu; cước chú; tài liệu tham khảo; phương tiện phi ngôn ngữ,…

Văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim.

BẢNG THỐNG KÊ TRI THỨC TIẾNG VIỆT

BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đơn vị kiến thức

Ví dụ/ lưu ý

Lớp

TỪ VỰNG

Từ đơn

Bàn, ghế, sách, vở,..

6

Từ phức

Nghệ nhân, đo đỏ

6

Từ ghép

Nghệ nhân

6

Từ láy

Đo đỏ

6

Từ đa nghĩa

Ngon: 1. (thức ăn, thức uống) gây được cảm giác thích thú, làm cho ăn hoặc uống không thấy chán; Món ăn ngon.

2.(ngủ) say và yên giấc, đem lại cảm giác khoan khoái; ngủ ngon

6

Từ đồng âm

Con ngựa đá con ngựa đá.

6

Thành ngữ và tục ngữ

-Đẹp như tiên

- Có chí thì nên

7

Thuật ngữ

Nguyên tử, phân tử,…

7

Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông (Nguyễn Du).

Từ “lửa” trong ngữ cảnh này dùng để chỉ màu đỏ như lửa của hoa lựu.

7

Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

Vị (vị đại biểu, vị khách,…): sắc thái nghĩa kính trọng; tên (tên cướp, tên trộm,…): sắc thái nghĩa coi khinh.

8

Từ tượng hình

Gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co,…

8

Từ tượng thanh

Tí tách, ì oạp,…

8

Điển tích, điển cố

Tái Ông thất mã,…

9

Tên viết tắt của các tổ chức quốc tế.

WHO (Tổ chức Y tế Thế giới),…

9

NGỮ PHÁP

Mở rộng thành phần chính câu bằng cụm từ.

Gà/gáy. (Câu chưa mở rộng thành phần)

Con gà trống tía nhà tôi/gáy rất to. (Câu mở rộng thành phần chính).

6

Chức năng liên kết câu của trạng ngữ

Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến( Thánh Gióng).

6

Công dụng của dấu chấm phẩy (;) : đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Trong ngày này, rất nhiệu hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành, kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.(Nhóm biên soạn tổng hợp).

6

Công dụng của dấu ngoặc kép (“ ”): đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. ( Nguyễn Nhật Ánh).

Số từ

Tôi có hai cái bút.

7

Phó từ

Vào những lúc buồn, nó thường nghe nhạc.

7

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ.

(1).Lúc này, nó không biết phải làm gì. ( Trạng ngữ của cấu 1 có cấu tạo từ một cụm từ đơn giản.

(2). Những lúc buồn như thế này, nó không biết phải làm gì. ( Trạng ngữ của câu 2 có cấu tạo phức tạp hơn trạng ngữ ở câu 1).

7

Công dụng của dấu chấm lửng (…) : (1) phối hợp với dấu phẩy (,) tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ; (2) thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ; (3) làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm ; (4) biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt ; (5) mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng.

-Bởi vì…bởi vì…(San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh ( Nam Cao).

7

Trợ từ

(1)Nó ăn những ba chén cơm.

(2) Trời hôm nay đẹp nhỉ ?

8

Thán từ

Ôi, bức tranh đẹp quá !

8

Thành phần biệt lập trong câu :

(1)Thành phần phụ chú

(2)Thành phần gọi – đáp

(3) Thành phần cảm thán

(4) Thành phần tình thái.

(1) :Đây là Nam, bạn thân của tôi.

(2) Lan ơi, mình về trước nhé.

(3) Chao ôi, cô ấy vẽ đẹp quá !

(4) Hình như trời sắp mưa.

8

Câu phân theo mục đích nói :

(1) Câu kể

(2) Câu hỏi

(3) Câu cầu khiến

(4) Câu cảm.

Các dạng câu kể

(1) Câu khẳng định.

(2) Câu phủ định

(1)Hôm qua, tôi đi học.

(2)Cháu học lớp mấy ?

(3) Đóng cửa lại giúp mình nhé !

(4) Ôi, bức tranh đẹp quá !

(1) Nam thích bóng đá.

(2) Tôi không thích bóng đá.

8

Biến đổi cấu trúc câu

Chúng tôi đã nghĩ đến những vấn đề này.

Những vấn đề này, chúng tôi đã nghĩ đến. (Thay đổi trật tự thành phần trong câu).

9

Mở rộng cấu trúc câu

(1)Nam không đến.

(2)Hình như hôm nay, Nam không đến. (Thêm thành phần phụ).

Lựa chọn câu đơn- câu ghép.

(1)Nam thích bóng đá. (Câu đơn: biểu thị một phán đoán đơn).

(2)Nam thích bóng đá, còn tôi thì không. (Câu ghép: biểu thị một phán đoán phức tạp).

9

Lựa chọn các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

(1)Trời tắt nắng rồi mây đen kéo đến. (Câu ghép đẳng lập; câu ghép có từ ngữ liên kết biểu thị quan hệ nối tiếp).

(2)Vì trời mưa to nên đường bị ngập. (Câu ghép chính- phụ có từ ngữ liên kết biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả).

(3)Cô giáo giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe. (Câu ghép đẳng lập; câu ghép không có từ ngữ liên kết).

9

Câu rút gọn

A: Bạn làm bài xong chưa?

B: Chưa

9

Câu đặc biệt

Ôi!

Lan ơi!

9

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ)

6

6

Biện pháp tu từ hoán dụ

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ/

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân( Tố Hữu)

->Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

6

Nhân hóa

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

6

So sánh

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

6

Liệt kê

Hồi nhỏ sống với đồng/ Với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng/ Vầng trăng thành tri kỉ.

6

Điệp ngữ

Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát….

6

Đoạn văn

Chuyến đi là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được đi đến một vùng đất mới với thiên nhiên tươi đẹp và con người thuần hậu. Nhờ vậy, tôi càng thêm yêu đất nước mình. (Bài làm của học sinh).

6

Văn bản

Văn bản : Con rắn vuông (Truyện cười)

7

Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành. (Võ Thu Hương)

->Câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

7

Biện pháp tu từ nói quá

Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông. (Tục ngữ)

7

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

Chẳng ai muốn thấy một « cao thủ dế » qua đời bằng cách đó. ( Nguyễn Nhật Ánh).

7

Liên kết trong văn bản (Các phép liên kết : phép lặp từ ngữ ; phép thế ; phép nối, phép liên tưởng).

Đọc sách không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì, học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại (Chu Quang Tiềm) – (Phép nối)

7

Mạch lạc của văn bản ( một văn bản mạch lạc có các đặc điểm sau :(1) các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề ; (2) các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).

Xem thêm các bài tập ở ngữ Văn 7.

7

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận).

8

Câu hỏi tu từ

« Mẹ mình đang đợi mình ở nhà »- con bảo- « Làm sao mà có thể rời mẹ mà đến được ?» (Ra-bin-đờ-ra-nát Ta-go)

8

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.

Có công mài sắt, có ngày nên kim. ( Tục ngữ)

Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim.

Nghĩa hàm ẩn : Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.

8

Các đoạn văn diễn dịch và quy nạp, song song, phối hợp.

Xem ví dụ ở Ngữ văn 8

8

Biện pháp tu từ chơi chữ

Bà già đi chợ cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?/ Thầy bói gieo quẻ nói rằng : / Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. (Ca dao)

9

Biện pháp tu từ điệp thanh

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. ( Xuân Diệu).

9

Biện pháp tu từ điệp vần

Lá bàng đang đỏ ngọn cây/ Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. ( Tố Hữu).

9

Cách dẫn trực tiếp

Thành xem trăn trở, tự nhủ : « Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế? » ( Bồ Tùng Linh)

9

Cách dẫn gián tiếp

Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói ;…( Nguyễn Dữ)

Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu tránh đạo văn.

Đặng Thùy Trâm từng viết : « Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ». ( Theo Trần Thị Cẩm Quyên).

9

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ VÀ CÁC BIẾN THỂ CỦA

NGÔN NGỮ

Từ mượn

Vi-ta-min, ra-đi-ô

6

Từ ngữ toàn dân

Này, kia,…

8

Từ ngữ địa phương

Ni, tê, mô,…

8

Biệt ngữ xã hội

Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được « quẩy » hết mình trong phần hội. (Theo mực tím online)

8

Từ ngữ mới

Internet, marketinh, trí tuệ nhân tạo, truyền hình số,…

9

Nghĩa mới

Sốt( khẩu ngữ): tang mạnh một cách đột ngột, nhất thời về nhu cầu hay giá cả

9

Chữ Nôm

………………( Nguyễn Du)

9

Chữ quốc ngữ

Trăm năm trong cõi người ta ( Nguyễn Du)

9

Phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, đồ thị, bản đồ,….

6,7,8,9

BẢNG THỐNG KÊ CÁC KIỂU BÀI VIẾT BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Kiểu bài

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

BIỂU CẢM

(Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết đối với con người, thiên nhiên, xã hội)

Làm một bài thơ lục bát.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Làm một bài thơ tám chữ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

MIÊU TẢ

(Tái hiện lại tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng)

Tả cảnh sinh hoạt.

TỰ SỰ

(Kể lại các sự việc, sự kiện theo một trình tự nhất định, biểu lộ ý nghĩa nào đó)

Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích/ truyền thuyết.

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội.

Viết một truyện kể sáng tạo có dùng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Viết bài văn kể một trải nghiệm

Viết bài văn kể lại một chuyến đi

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

(Trình bày ý kiến quan điểm của người viết về một tác phẩm văn học bằng các luận điểm, bằng chứng, lập luận).

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật của tác phẩm.

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

( Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề tự nhiên, xã hội bằng các luận điểm, bằng chứng, lập luận).

Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Viết bài van nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

VĂN BẢN THÔNG TIN

(Trình bày thông tin có thật, nhằm mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực).

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản.

Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc.

Viết văn bản tường trình.

Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích.

Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động.

Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

BẢNG THỐNG KÊ CÁC KIỂU BÀI NÓI- NGHE

BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Kiểu bài

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

NÓI

(Hành động truyền thông tin/ diễn tả suy nghĩ và cảm xúc, thái độ bằng ngôn từ, giọn điệu kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ)

Kể một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

Kể lại một truyện cổ tích/ truyền thuyết.

Kể lại một truyện ngụ ngôn.

Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Trình bày ý kiến về một sự việc có thật có tính thời sự.

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Trình bày giới thiệu về một cuốn sách.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Trình bày về một cảnh sinh hoạt.

NGHE

(Hành động thể hiện sự chú ý và phản hồi đối với lời nói của người khác.

Tả cảnh sinh hoạt.

TỰ SỰ

(Kể lại sự việc, sự kiện theo một trình tự nhất định, biểu lộ ý nghĩa nào đó).

Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích/ truyền thuyết.

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội.

Viết một truyện kể sáng tạo có dùng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm.

Viết bài văn kể lại một chuyến đi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm