Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ dịch Covid (Tuần từ 08/2 - 13/2/2021)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ dịch Covid (Tuần từ 08/2 - 13/2/2021) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Toán 3, Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 08/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1: Tính giá trị biểu thức

a/ (768 – 3 × 142) : 6 =

b/ 8706 – 475 + 254 × 3 =

c/ 760 × 9 : 2 – 254 × 3

Bài 2: Trong một phép chia có số chia là 8, thương là 134 và số dư là 6. Tìm số bị chia của phép chia đó.

Bài 3: Tìm x

a/ 954 + x : 3 = 1548

b/ x : 8 = 452 (dư 7)

c/ (x + 4918) : 2 = 2482 × 2

Bài 4: Đội Một sửa được 1245 mét đường, đội Một sửa được ít hơn đội Hai 153 m đường nhưng nhiều hơn đội Ba 835 m đường. Hỏi cả ba đội sửa được tất cả bao nhiêu mét đường?

Bài 5: Trong kho có 8974 ki-lô-gam thóc. Người ta xuất kho thóc 2 lần, mỗi lần 2415 ki-lô-gam. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

Bài 6: Một cửa hàng ngày đầu bán được 1384 ki-lô-gam xi măng, ngày thứ hai bán gấp hai lần ngày đầu, ngày thứ ba bán được bằng một nửa số xi măng của hai ngày đầu. Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam xi măng?

Bài 7: Trong một phép chia có số chia là 8, thương là 846 và số dư là số dư lớn nhất có thể. Tìm số bị chia.

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Luyện tập về nhân hóa

Bài 1: Đọc bài thơ Anh Đom Đóm (đã học ở kì I) rồi trả lời các câu hỏi sau:

a, Trong 2 khổ thơ đầu của bài, những sự vật nào được nhân hóa? Ghi lại các từ ngữ dùng để nhân hóa các sự vật đó.

b, Ở các khổ thơ tiếp theo, còn những con vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các con vật đó bằng cách nào?

Trả lời:

a, - Sự vật được nhân hóa: ………………………………………………………………

- Từ ngữ dùng để nhân hóa:……………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………….....

b, - Con vật nào được nhân hóa:……………………………………………………………

- Nhân hóa bằng cách:…………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………..…

Bài 2: Trong các khổ thơ dưới đây, sự vật nào được nhân hóa? Gạch dưới các từ ngữ dùng để nhân hoá các sự vật đó.

a. Trong dãy số tự nhiên

Số không vốn tinh nghịch

Cậu ta tròn núc ních

Nhưng nghèo chẳng có gì.

b. Bác thuyền ngủ rất lạ

Chẳng chịu trèo lên giường

Úp mặt xuống cát vàng

Nghiêng tai về phía biển.

Bài 3: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu văn có hình ảnh nhân hóa.

a, Bụi tre đứng im vì không có gió.

b, Tre bần thần nhớ gió.

c, Mây lang thang trên cánh đồng bầu trời.

d, Những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên nền trời xanh biếc.

Bài 4: Hãy đặt 2 câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa. Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật trong câu.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

II. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 09/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

4567 + 543 6534 – 368 578 x 6

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

Bài 2: Tính tổng của số lớn nhất và số bé nhất có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số: 1, 0, 7, 2, 6.

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

Bài 3: Người ta rải nhựa đoạn đường dài 9870m và rải từ hai đầu vào. Một đầu đã rải được 3025m, đầu kia rải được 4725m. Hỏi còn bao nhiêu mét đường chưa rải nhựa?

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

Bài 4: Tìm hiệu của số lẻ lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có 4 chữ số.

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Câu 1:

a, ao hay oao?

Ngọt ng…….; mèo kêu ng……ng………; ng…..ngán

b, an hay ang?

Th…..vãn; thuốc th………; mỏ th……; cầu th……..

Câu 2: Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

Câu 3: Em hãy gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:

Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

…………………………………………………………………………………

III. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 10/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Phần I: Đọc thầm bài văn sau:

Bác tập thể dục

Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù chưa tan, còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, đồ đạc rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm không có dất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai cái to và nặng để thay tập tạ hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi.Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày cho khỏi đau chân. Bác đáp:

- Tôi tập leo núi chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như quả trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, bác bóp tay vào đá nhiều lần.

Theo cuốn: ĐẦU NGUỒN.

Khuổi Nậm: Tên một khu rừng gần hang Pác Bó( Tỉnh Cao Bằng), nơi Bác Hồ đã ở một thời gian khá dài trong kháng chiến chống Pháp.

II, Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1, Sáng nào Bác cũng dậy tập thể dục từ lúc mấy giờ?

a, Khoảng bốn giờ, bốn rưỡi.

b, Khoảng bốn rưỡi, năm giờ.

c, Khoảng năm giờ, năm rưỡi.

2, Bác tự rèn luyện thân thể vào buổi sớm bằng những cách nào?

a, Tập tạ, tắm nước lạnh, bóp tay vào hòn đá.

b, Tập tạ, leo lên núi cao, tắm bằng nước lạnh.

c, Tập tạ, leo lên núi cao, bóp tay vào hòn đá.

3, Vì sao Bác thường tập leo núi với đôi bàn chân không?

a, Vì Bác muốn quen dần với khó khăn, thử thách.

b, Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống giản dị.

c, Vì bác muốn quen dần với cuộc sống khó khăn hơn.

4, Bài văn có mấy lần sử dụng phép so sánh? ( Gạch dưới từ ngữ có hình ảnh so sánh trong bài.)

a, Một lần.

b, Hai lần.

c, Ba lần.

5, Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ giản dị trong bài:

a, Đơn giản, dễ hiểu và cảm nhận, không có gì rắc rối.

b, Đơn giản, dễ gần gũi, không cầu kì trong cách sống.

c, Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.

6, Dòng nào dưới đây gồm 3 từ cùng nghĩa với từ bồng bềnh?

a, bồng bềnh, bập bềnh, bập bồng.

b, bềnh bồng, bập bềnh, bập bênh.

c, bập bềnh, bập bồng. bập bùng.

7, Câu Sáng sớm, Bác thường tập leo núi.” thuộc kiểu câu nào đã học?

a, Ai là gì?

b, Ai làm gì?

c, Ai thế nào?

8, Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ 7 từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu thứ hai của bài.

a, tan, dậy, dọn dẹp, chạy, xuống, tập thể dục, tắm rửa.

b, tan, bồng bềnh, dậy, dọn dẹp, chạy, tập thể dục, tắm rửa.

c, tan, bồng bềnh, dọn dẹp, chạy, xuống, tập thể dục, tắm rửa.

III, Bài tập:

Câu 1: Em đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau?

a, Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.

b, Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.

c, Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d, Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.

Câu 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a, Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

.........................................................................................................................................

b, Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

.........................................................................................................................................

c, Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

.........................................................................................................................................

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Câu 1: Đọc số:

2451: .Hai nghìn bốn trăm năm mươi môt.

1025:

4275:

3905

3814: ..................................................................................................................

2800: ..................................................................................................................

6050: ..................................................................................................................

3155: ..................................................................................................................

Câu 2: Lan đi từ nhà lúc 7 giờ kém 10 phút. Lan đến trường lúc 7 giờ 5 phút. Hỏi Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?

a, 10 phút b. 5 phút c. 15 phút d. 7 giờ 5 phút

Câu 3: Ngày 27 tháng 5 là thứ sáu thì ngày 1 tháng 6 của năm đó là:

a, Thứ ba b. Thứ năm c. Thứ tư d. Thứ sáu

Câu 4: Tìm x biết:

a, x + 839 = 6784 b, 5 x x = 475 c, x : 457 = 9

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

IV. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 11/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

a, 139 + 603 : 3

……………………

……………………

……………………
b. 164 : (32: 8)

……………………

……………………

……………………

Bài 2: Tìm X

a, X – 258 = 347

……………………

……………………

……………………

b, X x 9 = 819

……………………

……………………

……………………

Bài 3: Buổi sáng của hàng bán được 1764 lít xăng, buổi chiều bán bằng một nửa số xăng buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 4: Tính cạnh hình vuông biết chu vi hình đó là 196cm?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 5: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ nhất có số dầu bằng 1/8 số dầu thùng thứ hai. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Bài 1: Chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau:

a,

(xét, sét): ……..hỏi; xem……..; nhận……..; gỉ …….; sấm……..; đất ……..

(xào, sào):…….nấu; ………xáo; …….ruộng; cây……..

(xinh, sinh): ………đẹp; tươi………; …….đẻ; ……….sống

b,

(gắn, gắng): …….bó; hàn………; ………..sức; cố………….

(nặn, nặng):………tượng; bóp……….; ……….nhọc; việc………..

(khăn, khăng): ………..áo; đội……….; …………khít; chơi………..

Bài 2: Hoàn chỉnh các câu sau bằng các hình ảnh so sánh phù hợp.

- Ở thành phố, người đông ................................

- Mẹ em hiền ...................................................

- Căn phòng nóng ..............................................

- Bạn Hùng chạy ................................................

- Mặt trăng tròn như………………………….

- Cánh cò trắng như………………………….

Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm, màu sắc trong các câu sau:

Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa, nổi bật trên nền là xanh mượt

Bài 4: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)làm gì?, thế nào?

- Đường lên dốc trơn và lầy.

- Người nọ đi tiếp sau người kia.

- Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

- Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

- Những khuôn mặt đỏ bừng.

V. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 12/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Câu 1: Hùng có 2 hộp phấn, mỗi hộp có 20 viên. Hùng lấy 10 viên ở hộp thứ nhất bỏ vào hộp thứ hai thì số viên phấn hộp thứ hai gấp mấy lần số viên phấn hộp thứ nhất?

A. 30 lần B. 10 lần C. 3 lần D. 2 lần

Câu 2: Tính giá trị của biểu thức:

4531 × 2 + 1012 (356 - 245) × 3

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 3: Tìm x biết:

a, x + 379 = 1312 b, 5336 – x = 784 c, x : 6 = 832

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 4: Một đội xe chở hàng, xe đầu chở được 380 kg hàng, 3 xe sau mỗi xe chở được 540 kg hàng. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 5: Số chia là 9 thì số dư lớn nhất là: ……………………………

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Phần I: Đọc thầm bài văn sau:

Họa Mi hót

Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu!

Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao hơn. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc... Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.

Võ Quảng

II, Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1, Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao?

a, Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn.

b, Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn.

c, Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

2, Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào?

a, Hoa nở đẹp, đủ màu sắc; chim hót vang tưng bừng.

b, Hoa khoe màu rực rỡ; chim hót nhịp nhàng, dìu dặt.

c, Hoa tươi sáng hơn; chim hót rộn ràng như khúc nhạc.

3, Vì sao tiếng hót của Họa Mi là tiếng hót kì diệu?

a, Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới.

b, Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

c, Vì đó là tiếng hót vui như khúc nhạc tưng bừng.

4, Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ tả tiếng hót của Họa Mi?

a, vang lừng, trong suốt, dìu dặt, kì diệu.

b, vang lừng, lấp lánh, dìu dặt, kì diệu.

c, vang lừng, tưng bừng, dìu dặt, kì diệu.

5, Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong câu: Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bùng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.”?

a, dìu dặt, giục, dạo, ca ngợi.

b, giục, dạo, tưng bừng, đổi mới.

c, giục, dạo, ca ngợi, đổi mới.

6, Dòng nào dưới đây gồm 3 từ cùng nghĩa với từ lấp lánh?

a, lấp lóa, long lanh, sóng sánh.

b, lấp lóa, lóng lánh, lấp loáng.

c, lấp loáng, lung linh, lấp ló.

7, Câu nào dưới đây có sử dụng phép so sánh?

a, Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu!

b, Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

c, Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc.

VI. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 13/2

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1: Đặt tính rồi tính

533 + 128

728 – 245

172 x 4

798 : 7

Bài 2: Tìm x biết:

a, 90 : x = 5

b, x : 4= 83

Bài 3: Một đội công nhân đào đường. Ngày đầu đào được 500m, ngày thứ hai đào được gấp đôi ngày đầu. Cả hai ngày đội công nhân đào được là:

A. 500m B. 1000m C. 1500m D. 2000m

Bài 4: a, Viết số liền trước của số:

- 4647: ............. - 9552: .......... - 1909: .........

- 2097: ................ - 6100: ........... - 99999: .........

b, Viết số liền sau của số:

- 6290: ............. - 9482: .......... - 1600: .........

- 4399: ................ - 8 000: ........... - 9999: .........

Bài 5: Trường Hòa Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ số và ít hơn trường Sơn La 126 học sinh. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

2. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Bài 1. Điền vào chỗ trống:

a, êch hoặc uêch

- Em bé có cái mũi h……… - Căn nhà trống h…………

b, uy hoặc uyu

- Đường đi khúc kh…., gồ ghề - Cái áo có hàng kh …..rất đẹp

Bài 2: Xác định các từ in đậm trong đoạn văn sau là từ chỉ đặc điểm hay là từ chỉ hoạt động, trạng thái rồi xếp vào bảng:

Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Từ chỉ đặc điểm

……………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:

a, Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A.

b, Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.

c, Con trâu là người bạn quý của người nông dân.

Ai (cái gì, con gì)?

là gì?

a, ……………………….

………………………….

………………………….

………………………….

b, ……………………….

………………………….

………………………….

………………………….

c, ……………………….

………………………….

………………………….

………………………….

Bộ bài tập ôn tập ở nhà lớp 3

Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 năm 2019 - 2020

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3. Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng caobài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Các bạn hãy tham khảo thêm các đề thi học kì 1 lớp 3 như sau:

1. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều:

2. Đề thi học kì 1 lớp 3 Hay chọn lọc

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021:

3. Đề thi học kì 1 lớp 3 VnDoc biên soạn:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021:

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
350
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập ở nhà lớp 3

    Xem thêm