Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 27/4 đến 01/5)

Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 27/4 đến 01/5) bao gồm các bài tập môn Tiếng Việt giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 2 trong thời gian các em ở nhà ôn tập.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 27/4

1/ Rèn đọc lưu loát bài: - Chuyện bốn mùa, Thư Trung thu, Ông Mạnh thắng Thần Gió, Mùa xuân đến, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Vè chim, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Cò và Cuốc.

2/ Tập trả lời câu hỏi cuối bài

3/ Viết từ khó có trong bài (PH chọn những từ bé hay viết sai đọc cho con rèn)

Bài 4: Với từ “hoa hồng” hãy đặt 3 câu theo mẫu:

  • Ai là gì? .................................
  • Ai làm gì? ...........................…
  • Ai thế nào? .........................…

Bài 5: Sắp xếp để tạo thành 2 câu có nghĩa: mây trắng, trên bầu trời, bồng bềnh trôi, mây xanh.

  • Câu 1: ............................................. ....................…
  • Câu 2: ....................................................................

Bài 6: Đặt câu theo mẫu ai là gì?

Để giới thiệu:

a, Về người mà em yêu quý nhất: ...................................

b, Về một đồ chơi mà em yêu thích: ..............................…

c, Về một loài hoa mà em yêu thích: ....................…

2. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 28/4

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:

a. Non xanh nước biếc.

b. Mưa thuận gió hòa.

c. Chớp bể mưa nguồn.

d. Thẳng cánh cò bay.

e. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:

a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?

b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?

c. Bao giờ bạn về quê?

d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

– Thương con quý ….

– Trên … dưới nhường.

– Chị ngã em … .

– Con … cháu thảo.

(Từ cần điền: nâng, cháu, hiền, kính)

4. Đặt 3 câu có sử dụng dấu chấm than.

............................................................................................................................

.........................................................................................................................…

............................................................................................................................

5. Em hãy kể tên một số vật nuôi (thú nuôi) trong gia đình em.

............................................................................................................................

.........................................................................................................................…

............................................................................................................................

6. Chính tả: (Các em nhờ PH đọc cho mình viết nhé)

Rừng Tây Nguyên

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm! Vào mùa xuân và mùa thu, trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

3. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 29/4

Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? trong các câu sau:

Chú gà trống nhà em đẹp làm sao! Bộ lông của chú vàng óng, mượt như tơ. Cái mào của chú đỏ chót. Cái mỏ như một quả ớt vàng cong cong.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

a)Trẻ em là búp trên cành.

..........................................................................................................................................

b) Mùa hè chói chang.

.....................................................................................................................................................

c) Anh Hoàng luôn nhường nhịn, chiều chuộng bé Hà.

.................................................................................................................................................

d) Bé Hoa giúp mẹ trông em.

.................................................................................................................................................

e) Lớp em làm về sinh sân trường.

.................................................................................................................................................

f) Chủ nhân tương lai của đất nước là các em thiếu nhi.

.................................................................................................................................................

Bài 3: Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau .Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu kể về anh (hoặc chị) của em..

+ Anh (chị) em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?

+ Anh (chị) em là con thứ mấy trong gia đìn?

+ Anh (chị) em học lớp mấy? trường nào?

+ Anh (chị) em học có giỏi không? hoặc người đó đã có nghề nghiệp thì làm nghề gì?

+ Em thích nhất điều gì ở anh (chị)?

+ Tình cảm của anh (chị) em đối với em như thế nào và tình cảm của em đối với anh (chị) em như thế nào?

(Con viết đoạn văn này vào vở ô li)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

4. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 30/4

Câu 1. Bộ phận in đậm trong câu Chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú”. Trả lời cho câu hỏi nào:

A. Vì sao?

B. Như thế nào?

C. Khi nào?

Câu 2/ Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu sau:

Vì khôn ngoan, sư tử điều binh khiển tướng rất tài.……………………

Câu 3/ Câu: Bố làm gì cũng khéo thuộc mẫu câu nào?

A. Ai – thế nào?

B. Ai – là gì?

C. Ai – làm gì?

Câu 4/ Câu “Bố Trung là người rất khéo tay.”có cấu tạo như thế nào?

a. Mẫu câu Ai làm gì?

b. Mẫu câu Ai là gì?

c. Mẫu câu Ai thế nào?

Câu 5 / Trong các cặp từ sau, cặp từ nào cùng nghĩa với nhau?

a. Chăm chỉ - siêng năng

b. Cần cù - học giỏi

c. Giỏi giang - nhanh nhẹn

Câu 6: Từ nào dưới đây chỉ có nghĩa chỉ nơi tập trung đông người mua bán?

a. Cửa hàng bách hoá.

b. Siêu thị.

c. Chợ.

Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm

  • Người ta trồng lúa để lấy gạo. .............................................................
  • Khi mùa hè đến, cuốc kêu ra rã..............................................................
  • Cây hoa được trồng ở trong vườn.............................................................
  • Ngựa phi nhanh như bay ...........................................................………..

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. VnDoc tổng hợp lại các bài học theo mỗi ngày cho các em tiện theo dõi, nắm bắt bài học một cách đầy đủ và chính xác nhất để có thể nắm vững kiến thức, chuẩn bị cho các bài học mới dễ dàng hơn. Đây là giải pháp cấp thiết và hiệu quả, nhằm ứng phó trước việc học sinh không thể đến trường do dịch bệnh Covid–19.

Ngoài Bộ Phiếu ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 2 nâng caobài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập ở nhà lớp 2

    Xem thêm