Khi các em ở nhà một mình lớp 5 Cánh Diều
Khi các em ở nhà một mình trang 126 lớp 5 Tập 1 Cánh Diều
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Đọc bài Khi các em ở nhà một mình
KHI CÁC EM Ở NHÀ MỘT MÌNH
- Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.
- Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.
- Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.
- Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).
- Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
- Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).
- Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).
- Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.
- Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).
- Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.
theo Thu Hà
(:) Chú thích:
- Thiết bị điện: máy móc hoạt động bằng điện hoặc công cụ để đấu nối, điều khiển hoạt động của lưới điện (công tắc, ổ cắm, dây điện...)
- Sự cố: việc bất thường và không hay xảy ra
Gợi ý:
Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích được Bộ y tế khuyến cáo người dân nên áp dụng như sau:
- Phòng ngã:
- Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt
- Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
- Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.
- Những cây ở sân trường cần có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo .
- Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
- Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
- Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
- Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
- Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.
- Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su
- Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.
- Phòng ngừa tai nạn giao thông
- Trường phải có cổng, hàng rào.
- Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
- Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.
- Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.
- Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
- Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ.
- Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp.
- Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.
- Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.
- Phòng ngừa đuối nước
- Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
- Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.
- Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình .
- Ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.
- Khi đi đò, thuyền,… phải mặc áo phao bảo hộ
- Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
- Không để thùng, chậu có nước không phòng, nhóm lớp.
- Phòng ngừa điện giật
- Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch
- Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
- Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
- Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.
- Thực phẩm do thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.
- Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.
(theo Bộ Y tế)
B. Trả lời câu hỏi bài Khi các em ở nhà một mình
Câu 1 trang 127 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc sau:
- Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.
- Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.
- Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.
- Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).
Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
Câu 2 trang 127 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Những việc gì em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình?
Trả lời:
Những việc em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình là:
- Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).
- Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).
- Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.
- Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).
- Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.
Câu 3 trang 127 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 quy tắc trên?
Trả lời:
HS tự trả lời dựa trên những điều mà mình đã làm được.
Mẫu:
Em đã thực hiện được tất cả những điều trong bài đọc, trừ điều số 4. Vì em đã được bố mẹ dặn dò rất kĩ về những điều nên và không nên làm khi ở nhà một mình.
Câu 4 trang 127 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Có những điều nào em chưa thực hiện được? Vì sao?
Trả lời:
HS tự trả lời dựa trên những điều mà mình chưa làm được.
Mẫu:
- Em chưa thực hiện được điều số 4 ("Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).")
- Vì em rất thích chơi với bạn mèo nên thường chọc phá khi bạn ấy đang ngủ, khiến bạn ấy tức giận và cào em.
Câu 5 trang 127 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Các bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng gì?
Trả lời:
Các bức tranh minh họa trong bài giúp nội dung bài đọc trở nên dễ hiểu hơn, đặc biệt giúp các hành động hiện lên trực quan hơn và in sâu vào tiềm thức người đọc hơn.