Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trao đổi Em đọc sách báo trang 62 lớp 5 Tập 1 Cánh Diều

Nói và nghe trang 62 lớp 5 Tập 1 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực

Gợi ý:

  • Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn)
  • Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
  • Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
  • Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-kô)
  • Dũng cảm đối mặt với khó khăn (Trương Cần)

Trả lời:

HS tham khảo câc chuyện về ý chí nghị lực sau:

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Theo Trinh Đường

Câu 2 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Trao đổi về tác phẩm được giới thiệu.

- Nếu em là người giới thiệu

  • Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
  • Tác phẩm đó khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ và hành động khi gặp tình huống không mong muốn? (Có thể nêu ví dụ về một tỉnh huống mà em đã trải qua.)

- Nếu em là người nghe

  • Nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất? Vì sao?
  • Em có nhận xét gì về cách trình bày của bạn (về từ ngữ, giọng điệu, vẻ mặt, cử chỉ,...)
  • Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

    Xem thêm