Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) lớp 5 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

I. Nhận xét Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trang 78

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.

Lê Minh Thảo

Câu 1 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?

Trả lời:

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Câu 2 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:

  1. Giới thiệu bài thơ.
  2. Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
  3. Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế.

Trả lời:

  1. Những câu văn giới thiệu bài thơ: Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
  2. Những câu văn nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ: Từ "Ngay từ đầu" đến "bao tình yêu mến"
  3. Những câu văn củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế: Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.

II. Bài học: Cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc

  • Mở đoạn: Nêu sự việc, câu chuyện, bài thơ hoặc nêu ấn tượng chung của em.
  • Thân đoạn: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,…
  • Kết đoạn: Khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu.

III. Luyện tập Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trang 79

Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.

Gợi ý:

  • Có thể sự việc đó em đã được đọc trên báo, được nghe kể hoặc được chứng kiến, tham gia.
  • Có thể bài thơ (câu chuyện) đó em đã được học, được đọc trong sách báo hoặc được nghe.
  • Em cần cho biết sự việc (hoặc bài thơ, câu chuyện) đó đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì và những chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) nào đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc ấy.

Trả lời:

Gợi ý:

- Mẫu 1:

  • Em muốn nêu cảm xúc trước bài thơ: Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An, bài thơ này em đọc được trong cuốn Tuyển tập thơ bà cháu
  • Bài thơ khơi dậy trong em tình yêu thương, sự quý trọng, biết ơn và cả nỗi nhớ da diết về bà của mình, thông qua hình ảnh người bà tần tảo, yêu thương con cháu, chắt chiu tất cả những gì tốt đẹp nhất để dành phần cho con cháu của mình trong bài thơ

- Mẫu 2:

  • Em muốn nêu cảm xúc trước câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, câu chuyện này em được bà kể cho nghe
  • Câu chuyện gợi lên cho em sự yêu mến, ngưỡng mộ và kính trọng đối với người anh hùng Thạch Sanh. Vì anh ấy không chỉ tài giỏi, dũng mãnh, mà còn nhân hậu, giàu lòng vị tha, trung thực, không tham lam. Ở anh ấy hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của một con người, từ đó xây dựng nên bức tượng đài người anh hùng vĩ đại.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

    Xem thêm