Tự đánh giá: Những chấm nhỏ mà không nhỏ lớp 5 Cánh Diều
Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Tập 2 Cánh Diều
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP
I. Đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ
Những chấm nhỏ mà không nhỏ
Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bôi trù phú.
Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.
Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:
– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.
Bo gật đầu:
– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.
Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:
– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.
Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:
– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.
A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.
(theo Phong Thu)
II. Trả lời câu hỏi Những chấm nhỏ mà không nhỏ
Câu 1 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Theo em, cô giáo ra bài tập về bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:
a) Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ Tổ quốc.
b) Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
c) Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.
d) Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.
Trả lời:
Chọn đáp án b)
Câu 2 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Vì sao Thanh ngạc nhiên về nhận xét của bối Tìm ý đúng:
a) Vì Thanh không hiểu tấm bản đồ em và còn thiếu nội dung gì.
b) Vì Thanh không nghĩ là bố sẽ khen tấm bản đồ em và khá đẹp.
c) Vì Thanh không nghĩ là hồi bằng tuổi em, bố cũng đã làm bài tập tương tự.
d) Vì Thanh nghĩ rằng bố yêu cầu em phải điền tên sông, núi và các tỉnh, thành.
Trả lời:
Chọn đáp án a)
Câu 3 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Thanh đã khắc phục lỗi như thế nào? Tìm ý đúng.
a) Thanh đã điền tên một số sông lớn, núi cao.
b) Thanh đã đánh dấu địa giới các tỉnh, thành.
c) Thanh đã bổ sung các quần đảo và đảo vào bản đồ.
d) Thanh đã sửa những nét gấp khúc trên bản đồ cho đúng.
Trả lời:
Chọn đáp án c)
Câu 4 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Trong hai câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Chỉ ra các vế của câu ghép đó:
Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được..
Đang cập nhật...
Câu 5 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.
Đang cập nhật...
B. TỰ NHẬN XÉT
Câu 1 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
HS kiểm tra lại bài làm của mình, đối chiếu với đáp án của thầy cô giáo để xác định mức điểm của bài làm.
Câu 2 trang 34 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
HS xác định những mặt cần cố gắng thêm sau khi xác định mức điểm của bài làm và lắng nghe nhận xét của thầy cô giáo