Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ đa nghĩa trang 57 lớp 5 Tập 1 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

I. Nhận xét Từ đa nghĩa

Câu 1 trang 57 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a) Chiếc com-pa bố vẽ
chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân

Vũ Quần Phương

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng

b) Bàn chân của bé
Đi dép đẹp thêm ra
Dép cũng vui thích lắm
Theo chân đi khắp nhà.

Phạm Hổ

(2) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

c) Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử - văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rừng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

Theo Sổ tay du lịch Tây Ninh

(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

Trả lời:

HS nối như sau:

a – (3)b – (1)c – (2)

Câu 2 trang 58 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

Trả lời:

(1)(2)(3)
Điểm giống- Cùng chỉ phần hoặc bộ phận ở dưới cùng của vật
Điểm khác- Chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng- Chỉ bộ phận dưới cùng  của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền- Chỉ bộ phận  của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác hoặc toàn bộ vật đó

II. Bài học Từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một (hay một số) nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ đa nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

III. Luyện tập Từ đa nghĩa

Câu 1 trang 58 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mặt

- Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

Nguyễn Thị Xuyến

- Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.

Nguyễn Thị Xuyến

b) Xanh

- Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

Xuân Diệu

- Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.

Đào Vũ

c) Chạy

- Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

Bùi Hiển

- Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

Kim Viên

Trả lời:

Từ mang nghĩa gốcTừ mang nghĩa chuyển
a) Mặt- Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.- Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.
b) Xanh- Hoa càng đỏ, lá càng xanh.- Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
c) Chạy- Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.- Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

Câu 2 trang 58 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt

Trả lời:

TừNghĩa chuyểnVí dụ
a) Cổ1 bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay1 Chị Lan cẩn thận giặt sạch vết bẩn ở cổ áo sơ-mi của em Tùng.
2 chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng2 Chị Lan đổ nước đầy đến cổ chai thì mới dừng lại.
b) Miệng1 phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu1 Miệng chén đã bị mẻ sau cú rơi vừa rồi.
c) Răng1 bộ phận chìa ra, đầu thường nhọn, sắp đều nhau thành hàng trong một số đồ dùng, dụng cụ1 Chiếc lược này đã cũ lắm rồi, phần răng lược bị mài nhẵn hết cả.
d) Tay1 bộ phận của vật tương ứng với tay hoặc có chức năng, hình dáng như cái tay1 Tay nắm cửa đã bị gãy mất rồi.
biểu tượng của khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nào đó của con người2 Anh ta lái xe rất chắc tay.
biểu tượng cho quyền sử dụng hay định đoạt của con người3 Vậy là cuối cùng chính quyền cũng đã về tay nhân dân.
e) Mắt1 chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây1 Người thợ khéo kéo cắt hết mắt mía trước khi chẻ thành từng khúc.
2 bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả2 Quả na đã mở mắt tức là sắp ăn được rồi.
3 lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan3 Mắt lưới khá to nên sẽ giúp cá nhỏ bơi ra được, đảm bảo nguồn cá ở hồ không bị cạn kiệt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

    Xem thêm