Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái lớp 5 Cánh Diều
Tự đánh giá Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái lớp 5
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP
I. Đọc bài Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
VÌ BỨC TRANH TƯƠNG LAI CÓ TRẺ EM GÁI
Chiến dịch toàn cầu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" được UNESCO phát động nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Tại Việt Nam, từ tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2021, chiến dịch nhận được 50 câu chuyện truyền cảm hứng về các bạn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Đó là chuyện một cô gái Tây từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường, nay trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái Xtiêng đã bỏ qua những lỗi ngăn cản để đạt được ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Một nữ giảng viên người Thái vượt qua bao gian khó tuổi thơ, trở thành người đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ,... Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.
Như một làn gió lãnh, “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" nhen lên khát khao, giúp trẻ em gái hoàn thành ước mơ của mình.
Theo THU HÀ
II. Trả lời câu hỏi Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được phát động nhằm mục đích gì? Tìm các ý đúng:
a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái.
Trả lời:
Chọn đáp án: a), b), c)
Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Nhờ đâu mà nhân vật trong những câu chuyện ở bài đọc có thể hoàn thành ước mơ của mình? Tìm ý đúng:
a) Nhờ được nghe nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những người thành đạt.
b) Nhờ được tham gia chiến dịch "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái".
c) Nhờ đi nhiều nơi và tham gia các hoạt động trao quyền cho phụ nữ.
d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.
Trả lời:
Chọn đáp án b), d)
Câu 3 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Những câu chuyện mà chiến dịch nhận được có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:
a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái.
b) Tạo động lực cho trẻ em gái nỗ lực học tập, biến ước mơ thành hiện thực.
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Trả lời:
Chọn đáp án a), b), d)
Câu 4 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Viết lại câu dưới đây, dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
Mục đích của chiến dịch "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" (một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động) là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Trả lời:
Viết lại câu và dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu như sau:
Mục đích của chiến dịch "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" - một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Câu 5 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) về bình đẳng giới
Trả lời:
HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây:
B. TỰ NHẬN XÉT
Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
HS kiểm tra lại bài làm của mình, đối chiếu với đáp án của thầy cô giáo để xác định mức điểm của bài làm.
Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
HS xác định những mặt cần cố gắng thêm sau khi xác định mức điểm của bài làm và lắng nghe nhận xét của thầy cô giáo