Tập đọc lớp 5: Người công dân số Một

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Người công dân số Một là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 6 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Lời giải bám sát chương trình học trên lớp. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 5: Tiết 8

1. Tập đọc Người công dân số Một

Người công dân số Một

Nhân vật: Anh Thành

Anh Lê

Anh Mai

Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành: - Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…. (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành: - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi đã ở Phan Thiết cũng đủ sống….

Lê: - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: - Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ anh là người nước nào/

Lê: - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: - Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: - Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….

Thành: - À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê: - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khối.

Lê: - Anh kể chuyện đó làm gì?

Thành: - Vì anh với tôi…. Chúng ta là công dân của nước Việt….

(còn nữa)

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

- Anh Thành: (Nguyễn Tất Thành): tên Bác Hồ thời trẻ.

- Phắc-tuya: hóa đơn

- Trường Sa-xơ-lu Lô-ba: Một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả.

- Đốc học: người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước.

- Nghị định: văn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể.

- Giám quốc: người đứng đầu nước Pháp lúc đó.

- Phú Lãng Sa: nước Pháp

- Vào làng Tây: nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp)

- Đèn hoa kì: đèn dầu hỏa nhỏ, có bấc tròn.

- Đèn tọa đăng: đèn để bàn loại to, thắp bằng đèn dầu hỏa

- Chớp bóng: chiếu phim

2. Nội dung bài Người công dân số Một

Bài tập đọc là đoạn trích một vở kịch, trong đó nhân vật Thành và Lê trò chuyện cùng nhau. Nội dung cuộc trò chuyện lủng củng, không được ăn nhập với nhau, vì anh Thành luôn lo nghĩ việc cứu nước, không nghĩ đến kiếm việc làm nữa, và chia sẻ với anh Lê vì họ cùng là công dân nước Việt Nam.

3. Ý nghĩa bài học Người công dân số Một

Thông qua câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê, người đọc cảm nhận được tình yêu nước của những người dân Việt Nam trong thời kì đất nước lâm nguy. Cả hai người đều có khát khao tìm cách giải phóng đất nước, cứu nhân dân khỏi cảnh lầm than. Tuy có nhiều điều khác nhau, sau ở cả hai anh vẫn có chung một tình yêu nước, chảy chung dòng máu con Rồng cháu Tiên

4. Soạn bài Người công dân số Một

Câu 1 trang 6 Tiếng Việt lớp 5 tập 1

 Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Trả lời:

Anh Lê xin việc cho anh Thành. Anh lại đòi cho anh Thành thêm tiền công (thêm năm hào một tháng), thêm quần áo mặc (hai bộ một năm). Anh giải thích vì anh Thành biết chữ Tàu và tiếng Tây.

Câu 2 trang 6 Tiếng Việt lớp 5 tập 1

 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Trả lời:

Anh Thành luôn hỏi anh Lê "Anh là người nước nào?" "Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?" Điều đó chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước.

Câu 3 trang Tiếng Việt lớp 5 tập 1

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Trả lời:

- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

- Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

  • Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
  • Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

→ Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Câu 4 trang 6 Tiếng Việt lớp 5 tập 1

Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai và đọc.

5. Phiếu bài tập cuối tuần 19 lớp 5 Có đáp án

- Môn Tiếng Việt:

- Môn Toán:

- Môn Tiếng Anh: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Anh lớp 5 - Tuần 19

6. Trắc nghiệm Người công dân số Một 

Câu 1. Hai chữ "đồng bào" mà anh Thành nhắc đến được hiểu như thế nào?

A. những người đồng chí, cùng cảnh ngộ với nhau

B. người cùng dân tộc, cùng máu đỏ da vàng, cùng một bọc trứng sinh ra

C. những người anh em ruột thịt

D. tất cả các ý trên

Câu 2. Khi được hỏi là người nước nào, anh Lê đã trả lời ra sao?

A. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

B. Tôi sinh ra cùng một đất nước với anh.

C. Việt Nam

D. Tôi không biết

Câu 3. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

A. tìm nhà ở Sài Gòn

B. tìm đường đi ở Sài Gòn

C. tìm việc ở Sài Gòn

D. tìm người quen ở Sài gòn

Câu 4. Câu nói nào sau đây của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

A. Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

B. Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống...

C. Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì.... ờ... anh là người nước nào?

D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Trong đoạn trích này có nhân vật nào chưa được xuất hiện?

A. anh Mai

B. anh Lê

C. anh Thành

>> Chi tiết câu hỏi và đáp án tại đây:  Trắc nghiệm Người công dân số Một

-------------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nghe - viết - Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Trên đây là phần soạn bài Tập đọc lớp 5: Người công dân số Một hướng dẫn đọc hiểu trả lời các câu hỏi Tiếng Việt 5, củng cố bài tập đọc lớp 5 Tuần 19 đầy đủ chi tiết.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 VBT Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau:Nhóm Tài liệu học tập lớp 5.Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
325 65.679
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hà Hàcaonguyenthu
    Hà Hàcaonguyenthu

    Ko có nội dung hả 🧐

    Thích Phản hồi 22:01 08/01
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      bạn ơi bạn load lại trang nhé, có câu hỏi và đáp án đó

      Thích Phản hồi 08:19 09/01

Tập đọc lớp 5

Xem thêm